MTTQ huyện Châu Thành (Đồng Tháp): Phát huy tính gương mẫu của các vị chức sắc, chức việc tôn giáo – khơi dậy ý thức cộng đồng bảo vệ môi trường

(Mặt trận) -Sự cộng hưởng trách nhiệm của các tổ chức tôn giáo chung sức bảo vệ môi trường tiếp thêm động lực, tinh thần tự nguyện, tính sáng tạo, làm thay đổi nhận thức của cộng đồng trong việc khắc phục ô nhiễm môi trường và xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn.

Phát huy vai trò người có uy tín ở xã Trung Sơn

Sóc Trăng họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2024

Ủy ban MTTQ tỉnh Kiên Giang trao 500 phần quà cho đồng bào Khmer

Nhận thức môi trường sạch đẹp thì chất lượng cuộc sống sẽ nâng cao, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã phát huy tốt vai trò của mình trong công tác phối hợp với các tổ chức tôn giáo, các tổ chức thành viên cùng các ngành có liên quan ngoài việc tích cực hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới còn cụ thể hóa chương trình phối hợp và thống nhất hành động hàng năm bằng những kế hoạch, phương pháp, cách làm cụ thể mang tính thiết thực với môi trường sống.

 

Hướng đến mục tiêu đoàn kết tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam Huyện xây dựng kế hoạch liên tịch với Phòng Tài nguyên và Môi trường chương trình phối hợp “Phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” giai đoạn 2015 – 2020 trên địa bàn Huyện, đồng thời phát động thi đua Xây dựng mô hình điểm “Tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu” gắn với nhân rộng mô hình khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường được triển khai đến MTTQ các xã, thị trấn và các vị chức sắc, chức việc trong các Tôn giáo. Qua  đó tuyên truyền, vận động đến từng địa bàn khu dân cư, tập trung các khu dân cư có các cơ sở thờ tự của các Tôn giáo thấu hiểu về lợi ích môi trường sạch và tác hại của ô nhiễm môi trường, đã thu hút đông đảo bà con là tín đồ, phật tử của các Tôn giáo nhiệt tình tham gia và vận động bà con Nhân dân trên cùng một địa bàn khu dân cư cùng tham gia thực hiện. Từ đó, vai trò của bà con tín đồ Tôn giáo phát huy ngay, đã thành lập được 21 câu lạc bộ “Tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”, với 665 thành viên tham gia là tín đồ của các tôn giáo Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Công giáo. Thông qua tính gương mẫu của các vị chức sắc, chức việc trong sinh hoạt của các câu lạc bộ đã khơi dậy tinh thần công hiến, tự giác, tính sáng tạo của các thành viên tham gia thực hiện các công việc mang lợi ích thiết thân cho cộng đồng và gia đình như làm hàng rào và trồng hoa kiểng ven đường, xây dựng đèn thắp sáng đường quê kết hợp với làm cột cờ góp phần xây dựng và chỉnh trang các khu dân cư tạo cảnh quang đường làng ngõ, xóm, sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn.

Song hành với thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường", đã thành lập các mô hình "Ngày chủ nhật sạch gắn với việc sử dụng nước hợp vệ sinh, thực tốt việc thu gom và xử lý rác thải hợp vệ sinh”; “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường gắn với sử dụng vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, tiết kiệm, hợp vệ sinh” tại các xã trên địa bàn huyện; mô hình “Tuyến đường xanh, sạch, đẹp” ở xã Tân Phú dài 900m có 90 hộ dân tham gia. Nổi bật là phát động và duy trì ra quân thực hiện “Ngày Đại đoàn kết vì cộng đồng” gắn với hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản, thực hiện chủ yếu ngày thứ bảy, chủ nhật nhằm tạo điều kiện cho đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức cùng tham gia với bà con nơi cứ trú thực hiện các hoạt động vì cộng đồng. Huyện Châu Thành là địa phương thực hiện hiệu quả nhất trong tỉnh, chỉ trong thời gian ngắn đã thu hút trên 15.000 lượt người tham gia vệ sinh môi trường thu gom rác thải xung quanh hộ gia đình, trên các tuyến đường làng, ngõ xóm, phát quang cây xanh che khuất tầm nhìn được 90,8km, tu sửa 77,21 km đường, tham gia bắc mới 18 chiếc cầu, trồng hoa 113 km...

Bên cạnh, tích cực tham gia cùng MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội các cấp xây dựng nhiều mô hình thực hiện có hiệu quả trong cộng đồng dân cư. Điển hình như mô hình “Bể chứa bao bì, võ chai thuốc bảo vệ thực vật” qua 5 năm tuyền truyền vận động xây dựng được 547 bể chứa đặt đều khắp trên 11 xã trong huyện, số tiền 414 triệu đồng; cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” nhân rộng đều 12/12 xã, thị trấn thực hiện, đây là mô hình tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư về công tác bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức cho từng thành viên về bảo vệ môi trường để bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng dân cư; mô hình “Xây dựng hố rác bảo vệ môi trường ở nơi khóm, ấp”, đã vận động 5 hộ hội viên liền kề xây 01 hố chứa rác thải của hộ gia đình, đồng thời hướng dẫn các hộ phân loại xử lý rác thải sinh hoạt, tận dụng làm phân hữu cơ bón cho cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường. Đến nay đã xây dựng được 100 hố rác, góp phần thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới...

Việc thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường" được gắn kết hài hòa, đồng bộ với các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, đã khơi dậy tinh thần tự nguyện, tính sáng tạo, làm thay đổi nhận thức của Nhân dân trong việc bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường và xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; vai trò tự quản của cộng đồng dân cư rõ nét hơn, thể hiện sự quyết tâm đoàn kết, đồng hành, chia sẻ, đầy trách nhiệm của cộng đồng xã hội, trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, phát huy mạnh mẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

            Trần Thắng