Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang chung sức, đồng lòng đóng góp cho sự phát triển quê hương

(Mặt trận) - Với tinh thần “tốt đời, đẹp đạo”, phát huy truyền thống phụng đạo, yêu nước và hội nhập, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh (Hội) có nhiều hoạt động thiết thực trong tham gia xây dựng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc; hướng dẫn chư tăng, Phật tử Khmer tu học hành đạo, tương trợ lẫn nhau, tích cực tham gia xây dựng quê hương giàu đẹp.

Chư Prông đầu tư nguồn lực kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo

Đời sống của đồng bào Chăm ở Tánh Linh ngày càng nâng cao

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Đại đức Danh Hùng chánh thư ký Hội Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước huyện Hòn Đất tặng nhà Đại đoàn kết cho gia đình chị Thị Huyền, ngụ tại ấp Vàm Răng, xã Sơn Kiên, huyện Hòn Đất.

Phát huy truyền thống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau

Phật giáo Nam tông Kiên Giang gồm có 76 ngôi chùa (trong đó có 75 ngôi chùa Nam tông Khmer và 1 ngôi chùa Nam tông Kinh), các chùa nằm rãi khắp trên 15 huyện, thành phố trong tỉnh (trong đó một ngôi tháp thờ 4 vị Hòa thượng liệt sĩ được Bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, 3 chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh). Phật giáo Nam tông trên địa bàn tỉnh hiện nay có có 910 vị tu sĩ, trong đó có Tỳ khưu 326 vị và Sadi 584 vị và 8 vị cô tu nữ, về giáo phẩm có 8 vị Hoà thượng, 16 vị Thượng toạ, 282 vị Đại đức và  228.289 Phật tử.

Trong những buổi thuyết giảng Phật pháp, Hội lồng ghép công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đặc biệt vào ngày Rằm và 30 hàng tháng, các vị trụ trì ở các điểm chùa đều có chương trình hướng dẫn Phật tử tu học đúng theo chánh pháp, hướng dẫn sư sãi, À cha, Ban Quản trị chùa và Phật tử thực hành theo chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, ngăn chặn, đẩy lùi mọi âm mưu “diễn biến hòa bình”, tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, hưởng ứng “Ngày vì người nghèo”.

Thượng tọa Danh Đổng, Chủ tịch Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh tặng quà cho Phật tử có hoàn cảnh khó khăn 

Hội thường xuyên vận động, hướng dẫn sư sãi và Phật tử phát huy truyền thống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, tích cực hưởng ứng công tác an sinh xã hội do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh và chính quyền các cấp phát động, từ đó công tác từ thiện năm sau cao hơn năm trước.

Năm 2021, ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm cho đời sống đồng bào Phật tử gặp nhiều khó khăn, các chùa Phật giáo Nam tông Khmer trong tỉnh đã vận động cất 50 căn nhà tình thương, xây dựng 05 cầu qua sông bằng bê tông, làm đường đi, tặng tập viết cho học sinh nghèo, phát hàng ngàn phần quà cho người nghèo nhân các ngày lễ lớn, nhận nuôi dưỡng người già neo đơn và trẻ em không nơi nương tựa, hốt thuốc nam, thuốc bắc trị bịnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo. Riêng chùa Sóc Xoài (huyện Hòn Đất) đã vận động hiến máu 2 đợt được 213 đơn vị máu, hỗ trợ quan tài, hỗ trợ hoả táng miễn phí… Tổng cộng số tiền làm công tác từ thiện của Phật giáo Nam tông trong tỉnh năm 2021 là 11.979.800.000đ.

 Hội còn tích cực tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, ban hành nhiều thông báo chỉ đạo các chùa Phật giáo Nam tông Khmer trong tỉnh thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh. Trong những lần thuyết pháp, chỉ đạo công tác Hội, Hòa Thượng Danh Đổng, Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh luôn nhắc nhở bà con Phật tử thực hiện theo đúng chánh pháp, chăm lo lao động, học hành, tích cực tham gia cùng lực lượng công an giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương.

Tích cực tham gia xây chính quyền các cấp

Đại đức Danh Út, Trụ trì chùa Thôn Dôn, Chủ tịch Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước thành phố Rạch Giá tham gia lễ khánh thành cầu giao thông cùng mạnh thường quân và Phật tử 

Hội các cấp trong tỉnh nhất tâm nỗ lực trong hoạt động Phật sự đem lại nhiều kết quả, xuất hiện nhiều mô hình “Dân vận khéo”, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đúng theo quy định pháp luật, Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Điều lệ của Hội. Các vị Sư sãi và Phật tử Phật giáo Nam tông Khmer luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nhiều vị trong Ban Chấp hành ở các cấp Hội tích cực tham gia công tác xây dựng chính quyền.

Hội cùng với trụ trì và Ban quản trị các chùa kêu gọi cử tri, sư sãi, Phật tử Khmer hăng hái tham gia các hoạt động bầu cử, ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026. Kết quả, có 01 vị là Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, 8 vị là Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, 17 vị là Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, 167 vị trong Ban Quản trị chùa là ủy viên của Ủy ban Mặt trận các cấp trong tỉnh, các vị còn tham gia vào các đoàn thể chính trị - xã hội  như thành viên Hội chữ thập đỏ, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam... Các vị đều nêu cao tinh thần trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp, hội nghị do các sở, ban, ngành triệu tập, tham gia phát biểu ý kiến đóng góp thiết thực trong công tác dân tộc và tôn giáo. Từ đó, các vị đã thể hiện được vai trò đại diện cho tiếng nói của Hội, của sư sãi và Phật tử Khmer, là cầu nối quan trọng giữa các cấp Hội với Đảng, Nhà nước.

Thời gian tới phát huy truyền thống “tốt đời, đẹp đạo”, Hội tiếp tục tập hợp đoàn kết trong sư sãi và đồng bào Phật tử Khmer đoàn kết giữa các hệ phái với các tôn giáo bạn, tạo sự chuyển biến mới về nhận thức và hành động, đưa mọi hoạt động của Hội đi vào nề nếp ổn định và phát triển theo phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, làm sáng hơn truyền thống yêu nước, đoàn kết, hòa hợp dân tộc.