Đồng bào DTTS thi đua xây dựng thôn, bản ngày càng giàu, đẹp

(Mặt trận) -Những nỗ lực của người có uy tín tỉnh Quảng Ninh đã góp phần thực hiện tốt vai trò là cầu nối, đưa chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân, phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)...

Ủy ban MTTQ tỉnh Tuyên Quang thăm, tặng quà cho người uy tín huyện Yên Sơn

Phát huy vai trò của nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo trong kỷ nguyên mới

Ủy ban MTTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, tặng quà Tết người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số

 Đường giao thông đến các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh đều được bê tông hóa. Trong ảnh: Đường vào bản Cấu Phùng (xã Quảng Sơn, Hải Hà).

 Tích “tiểu” thành “đại”

Với những việc làm thiết thực hằng ngày, người có uy tín vùng đồng bào DTTS trong tỉnh luôn là tấm gương sáng trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương. Ông Phạm Xuân Đài, Bí thư Huyện ủy Hải Hà, khẳng định: “Người có uy tín là lực lượng nòng cốt, là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với đồng bào các DTTS. Đội ngũ này có nhiều đóng góp thiết thực trong các phong trào thi đua yêu nước, vận động đồng bào chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đặc biệt là trong công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, đại đoàn kết các dân tộc”.

Trên thực tế, nhiều người có uy tín vùng đồng bào DTTS trong tỉnh là những tấm gương điển hình trong sản xuất, kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng, đoàn kết vượt khó, xây dựng gia đình văn hóa, làng, bản văn hóa; phòng chống các tệ nạn xã hội, bài trừ các hủ tục, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn.

Họ còn có nhiều ý kiến tham gia thiết thực, vận động nhân dân đóng góp cho công tác củng cố cơ sở chính trị, hoàn thiện bộ máy, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, phối hợp thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở. Từ năm 2019 đến nay, đội ngũ này đã tham gia trên 250 ý kiến đóng góp, kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương khắc phục tồn tại, thiếu sót trong quá trình thực hiện chính sách trong vùng DTTS và miền núi, nhất là chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, chính sách giao đất, giao rừng, hỗ trợ cây trồng, vật nuôi... phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, góp phần hạn chế bức xúc, tiêu cực. Qua đó tiếp tục củng cố lòng tin của nhân dân với cấp ủy, chính quyền. Sự tham gia tích cực của người có uy tín đã góp phần xây dựng, củng cố vững chắc hệ thống chính trị và chính quyền cơ sở.

Sự "thay da đổi thịt”

Hiện tỉnh có 109 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS, miền núi; người DTTS chiếm 12,31% dân số toàn tỉnh với 42 thành phần dân tộc, cư trú trên hơn 85% diện tích của tỉnh.

Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ mạnh cho vùng đồng bào DTTS của trung ương, của tỉnh, thì sự đóng góp tích cực trong công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật... của người có uy tín đã góp phần giúp đồng bào dân tộc đoàn kết, gắn bó, hăng hái thi đua lao động sản xuất, cuộc sống vùng đồng bào DTTS ngày càng có những chuyển biến đáng kể.

Đến nay, tất cả các xã đều có đường ô tô đến trung tâm xã; đường trục xã, liên thôn đều được bê tông hóa. Hầu hết hộ đồng bào DTTS được sử dụng điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất; được chăm sóc sức khỏe từ tuyến cơ sở. Hệ thống trường học, nhất là các trường ở xã vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS được đầu tư xây mới, sửa chữa, nâng cấp. Các giá trị văn hóa dân tộc truyền thống được bảo tồn, phát huy; tình trạng tảo hôn, hủ tục giảm mạnh; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo, chủ quyền an ninh biên giới được bảo vệ vững chắc, không để phát sinh những “điểm nóng” về an ninh trật tự.

Bà con có ý thức trong việc nâng cao trình độ, cho con em đến trường đúng độ tuổi. Tỷ lệ học sinh DTTS  đi học đúng độ tuổi tiểu học đến nay chiếm hơn 98,5%, THCS là 94,87%. Người dân hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, giữ gìn vệ sinh môi trường thôn, bản. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phát huy hiệu quả. Nhiều  mô hình phát triển sản xuất được hình thành, tạo thu nhập đáng kể cho người dân...

Hết năm 2019, Quảng Ninh không còn xã nằm trong diện đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm còn 0,36% vào cuối năm 2020; 91/98 xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có nhiều xã vùng đồng bào DTTS. Đồng bào DTTS thi đua xây dựng thôn, bản ngày càng giàu, đẹp.

Thu Nguyệt -  Huy Quang