Đồng bào các dân tộc Mường Phăng đoàn kết xây dựng NTM

(Mặt trận) -Trong những năm qua, đồng bào các dân tộc ở Mường Phăng đã nỗ lực, vươn lên xóa đói giảm nghèo, đoàn kết cùng nhau phát huy truyền thống cách mạng. Năm 2018, Mường Phăng đã được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới. Nhờ đó diện mạo nông thôn có nhiều đổi thay, cơ cấu cây trồng vật nuôi từng bước được chuyển đổi; kết cấu hạ tầng kinh tế, điện đường, trường trạm được nâng cấp, mở rộng, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên.

Ủy ban MTTQ tỉnh Tuyên Quang thăm, tặng quà cho người uy tín huyện Yên Sơn

Phát huy vai trò của nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo trong kỷ nguyên mới

Ủy ban MTTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, tặng quà Tết người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số

 Góc ảnh chụp Mường Phăng

Những năm qua, với sự đoàn kết chung tay của bà con các dân tộc trên địa bàn xã Mường Phăng (là xã vùng ngoài của TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) và đặc biệt chương trình NTM đã có những kết quả tích cực, đời sống của bà con được từng bước được nâng lên. Các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nâng cao thu nhập, đảm bảo tính ổn định, phát triển bền vững lâu dài cho người dân ngày càng mở rộng. Đây là hướng đi hiệu quả nhằm xây dựng xã Mường Phăng phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Ông Lò Văn Hợp, Chủ tịch UBND xã Mường Phăng, cho biết: Đầu năm 2020, xã Mường Phăng được sáp nhập về TP. Điện Biên Phủ, đây cũng là điều kiện thuận lợi để xã tiếp tục huy động mọi nguồn lực giữ vững và nâng cao các tiêu chí NTM. Cùng với đó là công tác tuyên truyền, phổ biến về các chủ trương, chính sách về xây dựng NTM được Ban quản lý Chương trình xây dựng NTM xã quan tâm triển khai, phổ biến đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức, giúp cho cán bộ và nhân dân hiểu rõ hơn mục đích, nội dung, tư tưởng chỉ đạo của TW, của tỉnh, thành phố về xây dựng NTM để đồng bào các dân tộc xã Mường Phăng chủ động tham gia vào các nội dung xây dựng NTM.

Hiện nay trên toàn xã có 20/20 bản có công trình nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Tuy nhiên với tập tục ở không tập trung nên vẫn còn một số hộ và một số hộ sử dụng nước khe mó, giếng đào, giếng khoan. Chúng tôi phấn đấu đến cuối năm 2021 cố gắng 100% các hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nâng cấp, tu sửa và làm mới nguồn nước sinh hoạt cho các hộ dân. Đồng thời xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, bản theo quy hoạch; thu gom và xử lý chất thải, nước thải theo quy định; cải tạo nghĩa trang; xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.

Bên cạnh đó, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng, có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại các cơ sở, xử lý tốt chất thải trước khi xả thải ra môi trường bên ngoài. Tuyên truyền bà con các dân tộc công tác bảo vệ môi trường, thu gom và xử lý chất thải trong gia đình, tự đào hố chôn đốt hoặc đem ra bãi giác theo đúng nơi quy định và rồng cây xanh bảo vệ rừng và bảo vệ nguồn nước. Đặc biêt, đưa toàn bộ vật nuôi ra khỏi gầm sàn để tránh ô nhiễm môi trường sống. 

Ông Hợp cũng nói thêm: Quá trình tổ chức, triển khai, thực hiện chúng tôi xác định nội dung quan trọng nhất là nâng cao nhận thức về ý nghĩa tầm quan trọng, nhiệm vụ của người dân và cả hệ thống chính trị trong việc xây dựng NTM. Từ đó, các tiêu chí được thực hiện tốt, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”; ý thức về sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi được nhân dân hưởng ứng tích cực, năng suất, chất lượng, sản lượng nông lâm sản không ngừng được tăng lên, đời sống vật chất và tinh thần của người dân luôn được cải thiện. 

Công tác xóa đói giảm nghèo, chính sách đền ơn đáp nghĩa được thực hiện tốt, giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển. Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới ngày càng được nhân dân hưởng ứng tích cực. Cuối năm 2021 xã phấn đấu xã đạt nông thôn mới nâng cao, đảm bảo đạt các chỉ tiêu trong tiêu chí nông thôn mới nâng cao. - Ông nói.

Hoàng Châu