Các tôn giáo trong tỉnh Kiên Giang phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc trong phòng, chống dịch Covid-19

(Mặt trận) - Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lương và đồng bào các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống hòa thuận, ấm no, xây dựng Tổ quốc". Học tập và làm theo tư tưởng của Người, các tôn giáo trongtỉnh KiênGiangluôn đồng hành cùng chính quyền các cấp xây dựng và phát triển tỉnh nhà, đặc biệt là chung tay phòng, chống dịch Covid-19.

Phú Yên: Đẩy mạnh hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, đất ở, đất sản xuất

Đức Cơ nỗ lực giúp người nghèo an cư

Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ninh

Quỹ Phật giáo với cuộc sống chùa Thập Phương, thành phố Rạch Giá, tặng 300 phần quà trị giá 60 triệu đồng cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại 3 xã Thạnh Bình, Thạnh Hòa, Bàn Thạch của huyện Giồng Riềng. 

Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện có 11 tôn giáo hoạt động trong 21 tổ chức giáo hội, 1 hội thánh (giáo hội cấp toàn đạo), 450 tổ chức tôn giáo trực thuộc, 399 cơ sở thờ tự và 62 cơ sở từ thiện của các tôn giáo. Chức sắc, nhà tu hành là 1.586 người, chức việc 3.580 người, với hơn 590.000 tín đồ (chiếm 34,75% dân số toàn tỉnh).

Hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh trong phòng, chống dịch Covid-19, các tôn giáo đã có nhiều hoạt động tích cực, đóng góp công sức, của cải và vận động đồng bào, tín đồ chung tay phòng, chống dịch. Điển hình là trong thời gian qua, đông đảo các chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo tình nguyện đăng ký tham gia tuyến đầu chống dịch; các cơ sở thờ tự cùng nhiều chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo tích cực thực hiện và lan tỏa phong trào “bữa cơm yêu thương" trong khu vực phong tỏa, khu cách ly. Nhiều bếp ăn từ thiện mọc lên khắp nơi, cùng nhau sẻ chia với các hoàn cảnh khó khăn cả trong đồng bào có đạo và không có đạo. 

Ngoài ra, các tôn giáo còn tích cực hỗ trợ nhu yếu phẩm tại bếp ăn từ thiện của các bệnh viện và những hoàn cảnh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đó là minh chứng cho thấy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách", “nhường cơm, sẻ áo", gắn bó đồng hành cùng dân tộc của các tôn giáo.

Đặc biệt, ngày 26/5/2021, Chính phủ thành lập “Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19" với mục đích tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để mua, nhập khẩu vắc xin; nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước và sử dụng vắc xin phòng, chống Covid-19... Quỹ đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo nhân dân trong tỉnh, nhất là sự chung tay đóng góp của chức sắc, chức việc, đồng bào có đạo và các tổ chức tôn giáo. 

Từ đầu đợt dịch thứ 4 đến ngày 9/8/2021, các tôn giáo đã thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đóng góp cho “Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19" và mua nhu yếu phẩm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch với số tiền hơn 9,2 tỉ đồng. Những hành động và nghĩa cử cao đẹp đó đã kết nối, thắt chặt hơn nữa tình đồng đạo, nghĩa đồng bào, cùng giúp nhau vượt qua khó khăn, thách thức, góp sức cùng cả hệ thống chính trị nâng cao tinh thần đoàn kết dân tộc, quyết tâm chiến thắng dịch Covid-19 của các tôn giáo.

Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp, các tôn giáo cần tiếp tục phát huy tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng hành cùng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn của ngành Y tế, của các cấp chính quyền trong tỉnh về phòng, chống dịch. Phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm và kỹ năng phòng, chống dịch cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo và các tầng lớp nhân dân trong cộng đồng... 

Các tôn giáo tổ chức các lễ, tết và lễ thường niên bằng phương pháp trực tuyến, không tập trung đông người tại các cơ sở thờ tự. Tuyên truyền, vận động tích cực thực hiện việc khai báo y tế trên địa chỉ “tokhaiyte.vn" hoặc cài ứng dụng khai báo y tế trên điện thoại thông minh; đăng ký tiêm vắc xin phòng dịch; thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh, nâng cao cảnh giác trước những thông tin xấu, độc về tình hình dịch Covid-19 và công tác phòng, chống dịch tại địa phương; tích cực tham gia đóng góp, ủng hộ “Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19" do Chính phủ thành lập. 

Đồng thời, tiếp tục phát huy tinh thần sống “Tốt đời, đẹp đạo", kịp thời biểu dương, nhân rộng, lan tỏa những mô hình, cách làm hay, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả của các tôn giáo trong phòng, chống dịch Covid-19. Tham gia chăm lo tốt đời sống của những người lao động phổ thông, người yếu thế đang gặp hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19...

Trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, các hoạt động tình nguyện của tôn giáo là rất cần thiết, rất đáng trân trọng, góp phần cùng chính quyền và nhân dân trong tỉnh vượt qua những khó khăn, thử thách để chiến thắng đại dịch.