Bình Thuận tập trung đầu tư hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(Mặt trận) -Đây là chương trình giúp đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Thuận đi lại, sản xuất, vận chuyển hàng hóa nông sản, tạo quỹ đất để đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội…

Ủy ban MTTQ tỉnh Tuyên Quang thăm, tặng quà cho người uy tín huyện Yên Sơn

Phát huy vai trò của nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo trong kỷ nguyên mới

Ủy ban MTTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, tặng quà Tết người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số

 Đường lên La Dạ, Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

Trong nhiều năm qua, từ nguồn vốn Trung ương và ngân sách của tỉnh Bình Thuận, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được đầu tư khá căn cơ từ đường, điện, trường, trạm đến quỹ đất, vốn vay ưu đãi lãi suất. Nhờ vậy, tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số khởi sắc rõ nét, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Nhằm tạo thêm điều kiện để giúp  đồng bào dân tộc thiểu số tăng tốc phát triển kinh tế, mới đây HĐND tỉnh kỳ họp thứ 3 (tháng 9/2021) đã thông qua nghị quyết phê duyệt chủ trương “Chương trình hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025”. Đây là dự án rất quan trọng vì sẽ tác động kích cầu đến hầu hết các vùng dân tộc thiểu số ở các huyện.

Dự án bao gồm 12 tiểu dự án rải đều ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ Tuy Phong đến Đức Linh với giá trị ước trên 38,3 tỷ đồng, trong đó, Bắc Bình có 3 tiểu dự án với mức đầu tư 10,3 tỷ đồng, cao nhất trong các huyện. Cụ thể, dự án Nâng cấp tuyến đường khu sản xuất từ kênh chính Cà Giây đến kênh Nam Tà Mú, xã Bình An chiều dài 2,285 km, có nền đường rộng 4m, kết cấu mặt đường bằng sỏi đỏ, mức đầu tư 1,8 tỷ đồng; dự án Nâng cấp đường giao thông nông thôn khu trung tâm thôn 2, xã Bình An gồm 5 tuyến dài 1,834 km, nền đường rộng 5m, kết cấu mặt đường bê tông xi măng đá, mức đầu tư 3,9 tỷ đồng và dự án Nâng cấp đường vào khu dân cư thôn Phú Điền, xã Phan Điền, chiều dài 2,25 km, nền đường rộng 5m, kết cấu mặt đường bê tông xi măng đá, có mức đầu tư 4,6 tỷ đồng.

Tiếp đến là Tánh Linh được đầu tư 5 tiểu dự án với tổng vốn 8,2 tỷ đồng. Nổi bật như dự án Nâng cấp, sữa chữa đường vào khu sản xuất thôn Đồng Me, xã Đức Thuận chiều dài 1,2 km, nền đường rộng 5m, kết cấu mặt đường bê tông xi măng đá, tổng mức đầu tư 2,7 tỷ đồng; dự án Nâng cấp sữa chữa đường số 1 và 2 vào khu sản xuất thôn 2, xã Suối Kiết với chiều dài tuyến 2,2 km, nền đường rộng 5m, kết cấu mặt đường bê tông xi măng đá, tổng mức đầu tư 2,3 tỷ đồng; dự án Nâng cấp tuyến đường cuối khu dân cư thôn 4, xã Đức Bình với chiều dài 850 m, nền đường rộng 5m, kết cấu mặt đường bê tông xi măng đá, tổng mức đầu tư 1,1 tỷ đồng… Riêng Hàm Thuận Bắc có dự án Nâng cấp đường vào khu sản xuất Nách Nai, xã Đông Tiến chiều dài 1,5 km, nền đường rộng 4,5m, kết cấu mặt đường bê tông xi măng đá, tổng mức đầu tư 6,9 tỷ đồng. Còn Tuy Phong được đầu tư Dự án khai hoang cải tạo đồng ruộng và hệ thống dẫn nước Kênh A xã Phan Dũng. Dự án sẽ phát hoang cải tạo mặt bằng với diện tích khoảng 26,32 ha, làm đường giao thông nội đồng dọc kênh khu A khoảng 1,087 km, nền đường rộng 5 m, làm kênh tưới nội đồng dài 2,736 km, tổng vốn đầu tư 6,5 tỷ đồng. Hay Hàm Tân có dự án Nâng cấp đường vào khu sản xuất 64 ha của đồng bào dân tộc thôn Suối Máu, xã Tân Hà với chiều dài 2,83 km, nền đường rộng 5 m, kết cấu mặt đường bê tông xi măng đá, tổng mức đầu tư 4,75 tỷ đồng. Rồi Đức Linh có dự án Nâng cấp đường giao thông nội đồng thôn 9, xã Mé Pu, chiều dài 1,265 km, nền đường rộng 3 m, kết cấu mặt đường bê tông xi măng đá, tổng mức đầu tư 1,65 tỷ đồng…

Chương trình hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021 – 2025 được đầu tư từ nguồn vốn xổ số kiến thiết chiếm 2/3 và nguồn vốn còn lại từ ngân sách huyện… Dự án giúp đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh đi lại, sản xuất, vận chuyển hàng hóa nông sản, tạo quỹ đất để đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội…

 Đ.L