Bạc Liêu: Những chính sách giúp đời sống đồng bào Khmer khởi sắc

(Mặt trận) -Trong những năm qua, song song với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, các chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào Khmer tiếp tục được quan tâm thực hiện, giúp đời sống đồng bào thêm phần khởi sắc.

Phú Yên: Đẩy mạnh hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, đất ở, đất sản xuất

Đức Cơ nỗ lực giúp người nghèo an cư

Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ninh

 Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tặng quà cho đồng bào Khmer có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Hưng Hội (huyện Vĩnh Lợi).

Các chính sách đầu tư ứng trước, trợ cước vận chuyển giống, vật tư, hỗ trợ vay vốn mua bò, heo, tôm giống và các chính sách có liên quan hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất... được thực hiện trong nhiều năm qua đã phát huy tác dụng, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, do đó đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt. Hòa thượng Lý Sa Mouth - Trụ trì chùa Đìa Muồng (xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long), chia sẻ: “Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống của bà con đồng bào Khmer Bạc Liêu ngày càng ổn định, các em nhỏ đều được đến trường học chữ và được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, đồng bào Khmer cũng luôn đồng hành cùng các cấp chính quyền trong công cuộc xây dựng quê hương, bảo vệ an ninh ở xóm, ấp, sống chan hòa, đoàn kết cùng với các dân tộc anh em”.

Ngoài ra, đồng bào Khmer còn được kết nối, tạo điều kiện vay vốn ưu đãi, tham gia vào các tổ hợp tác, hợp tác xã; đồng thời, thực hiện việc bao tiêu sản phẩm đầu ra với giá cả phù hợp, hạn chế tình trạng bà con đi vay lãi nặng, bị tư thương ép giá, góp phần thúc đẩy phát triển. Ông Lý Văn Tương (xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình) phấn khởi: “Nhờ sự vận động của các cấp chính quyền, tạo điều kiện về vốn, phương tiện sản xuất đã giúp cho nhiều hộ gia đình Khmer mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng và triển khai các mô hình hợp tác sản xuất, góp phần cùng với chính quyền địa phương xây dựng thành công và giữ vững các tiêu chí nông thôn mới”.

Bên cạnh đó, qua thời gian triển khai, các chính sách hỗ trợ định canh định cư theo Quyết định 33; Nghị định 28/2022/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030; Quyết định 755; chính sách đối với người có uy tín theo Quyết định 18 và Quyết định 56... đã mang lại hiệu quả thiết thực cho đồng bào dân tộc. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm tiếp tục được quan tâm thực hiện; việc dạy và học tiếng nói, chữ viết cho con em dân tộc, bồi dưỡng cho giáo viên dạy tiếng Khmer và cán bộ, chiến sĩ công tác ở vùng dân tộc luôn được chú trọng.

Nhờ tích cực triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mà đời sống của đồng bào dân tộc trong vùng tiếp tục được nâng lên. Hầu hết, các hộ đồng bào dân tộc đều có phương tiện nghe nhìn, tỷ lệ hộ có điện sử dụng và có nước hợp vệ sinh để dùng trong sinh hoạt hàng ngày cũng như tăng gia phát triển sản xuất. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào ngày càng được nâng lên rõ rệt.

K.N