MTTQ huyện An Phú “Đoàn kết, dân chủ, đổi mới, phát triển”

(Mặt trận) -5 năm qua, Ủy ban MTTQVN huyện An Phú (tỉnh An Giang) tập trung tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu MTTQVN huyện lần thứ VI (nhiệm kỳ 2019 - 2024), bám sát chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của huyện để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động trong Nhân dân, tạo đồng thuận xã hội, thi đua hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KTXH, bảo đảm quốc phòng - an ninh và nâng cao đời sống Nhân dân.

Mang Tết đến với người nghèo huyện Tri Tôn

Niềm vui được đón Tết trong những ngôi nhà mới ở Quảng Trị

TP Đà Nẵng: Phát động chương trình Xóa nhà tạm, nhà dột nát” năm 2025

Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch UBMTTQVN huyện An Phú Nguyễn Văn Thao cho biết, Nghị quyết Đại hội đại biểu MTTQVN huyện An Phú lần thứ VI (nhiệm kỳ 2019 - 2024) được triển khai trong điều kiện đại dịch COVID-19 bùng phát và kéo dài đến cuối năm 2021, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, thu nhập, sản xuất - kinh doanh của Nhân dân.

Dưới sự lãnh, chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, việc thực hiện nhiệm vụ chính trị đạt nhiều kết quả quan trọng. Phát huy truyền thống đoàn kết, cộng đồng các dân tộc, tôn giáo, đội ngũ trí thức và Nhân dân chung sức, đồng lòng cùng Đảng bộ, chính quyền thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển KTXH.

Tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện hiệu quả các chương trình an sinh xã hội, đóng góp thiết thực vào thành tựu chung của huyện. Kinh tế phát triển năm sau cao hơn năm trước; văn hóa - xã hội có nhiều khởi sắc, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Đội ngũ công nhân, viên chức và người lao động phát triển về số lượng và chất lượng, đi đầu trong ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; thể hiện rõ bản lĩnh, ý chí, vững vàng về chính trị, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

Đối với đội ngũ trí thức, hiện có 3.254 người được quan tâm giáo dục và đào tạo, thông qua các chương trình khuyến học - khuyến tài, nên phát huy khả năng chuyên môn và nhiệt tình trong công việc, tích cực đóng góp trí tuệ, tài năng phục vụ phát triển KTXH…

Giai cấp nông dân chiếm trên 80% dân số, là lực lượng nòng cốt trong lao động sản xuất, xây dựng nông thôn mới, thực hiện tốt các ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi.

 Khánh thành cầu Tôn Đức Thắng (thị trấn An Phú)

Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các tổ chức thành viên ngày càng được chủ động và tăng cường; công tác phối hợp được chú trọng thông qua quy chế, chương trình phối hợp. Các phong trào do mặt trận phát động được Nhân dân đồng tình hưởng ứng, mang lại kết quả đáng kể, như: Vận động Quỹ Vì người nghèo được hơn 92,8 tỷ đồng, đã chi hỗ trợ cất mới 875 căn nhà, sửa chữa 42 căn nhà Đại đoàn kết, hỗ trợ khám, chữa bệnh 11.957 người, trợ giúp 7.010 học sinh, tặng 91.595 phần quà, trợ giúp khó khăn 27.201 người; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” (có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 9 ấp đạt chuẩn ấp nông thôn mới)… đặc biệt là công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã huy động mọi nguồn lực hỗ trợ vượt qua đại dịch.

Vận động xây dựng 17 cây cầu với tổng số tiền 33,5 tỷ đồng. Công tác thanh tra Nhân dân và giám sát đầu tư của cộng đồng được phát huy, là tiền đề từng bước nâng cao chất lượng việc giám sát và phản biện xã hội của hệ thống mặt trận trong những năm tiếp theo…

Thực hiện chủ trương của Huyện ủy về xây dựng nhà Đại đoàn kết liền kề với quyết tâm xóa nhà tạm, giúp hộ nghèo có nhà ở ổn định, có điều kiện nâng cao cuộc sống, thoát nghèo bền vững. Trong 2 năm (2022 - 2023), huyện tiến hành xây dựng 8 khu nhà Đại đoàn kết với 195 căn ở 7 xã, thị trấn, tổng trị giá hơn 19,1 tỷ đồng.

“Đây là mô hình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhà được bàn giao cho các hộ gia đình vào thời điểm trước Tết Nguyên đán và trước mùa mưa bão, là công trình thiết thực chào mừng Đại hội MTTQVN huyện An Phú, tiến tới Đại hội MTTQVN tỉnh An Giang (nhiệm kỳ 2024 - 2029).

Việc trao tặng nhà Đại đoàn kết không chỉ hiện thực hóa ước mơ “an cư, lạc nghiệp” cho các hộ nghèo, cận nghèo, động viên bà con lao động sản xuất, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, mà còn thể hiện rõ vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận các cấp trong việc khơi dậy “nghĩa đồng bào”, tinh thần “Tương thân tương ái”, truyền thống tốt đẹp của dân tộc” - ông Nguyễn Văn Thao nhấn mạnh.

Với tinh thần “Đoàn kết, dân chủ, đổi mới, phát triển”, Đại hội MTTQVN huyện An Phú lần thứ VII xác định: Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của UBMTTQVN và các tổ chức thành viên từ huyện đến các xã, thị trấn và ban công tác mặt trận ấp.

Mở rộng khối đoàn kết toàn dân trên địa bàn huyện, tập trung hướng về cơ sở để triển khai các phong trào thi đua yêu nước, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; vận động xây dựng Quỹ Vì người nghèo.

Phát huy hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Không ngừng xây dựng và củng cố về tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống mặt trận các cấp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới…

Ủy ban MTTQVN huyện An Phú xây dựng chương trình hành động gồm 6 nội dung: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp Nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; vận động Nhân dân thi đua lao động sáng tạo, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh; tăng cường đoàn kết quốc tế, mở rộng đối ngoại Nhân dân; củng cố tổ chức, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống mặt trận đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc.

H.H