Đồng Nai: Nhiều gương sáng trong phòng chống dịch Covid-19

(Mặt trận) - Cùng với TPHCM và các tỉnh Đông Nam bộ, dịch bệnh Covid-19 đang từng bước được kiểm soát ở Đồng Nai với số ca mắc mới bình quân từ trên dưới 1.000 ca/ngày lúc cao điểm giảm xuống còn trên dưới 500 ca/ngày. Có được kết quả đó là nhờ sự đồng lòng của nhân dân, sự chung sức của cả hệ thống chính trị và đã xuất hiện nhiều tấm gương xung kích, tận tụy trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Lâm Đồng: Đồng bào dân tộc thiểu số vui mừng đón Xuân trong nhà mới

Xuân ấm trong những ngôi nhà mới

Phù Yên chăm lo Tết cho hộ nghèo

Hỗ trợ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Vai trò xung kích của các đội tình nguyện

Tân Phú là huyện sớm kiểm soát được dịch bệnh, có số lượng ca mắc Covid-19 thấp nhất tỉnh với 217 ca (tính đến hết ngày 24-10) nhờ ngay từ đầu đã triển khai thành công mô hình Đội tình nguyện “Phòng tuyến áo xanh” với đoàn viên làm nòng cốt. Từ thành công của mô hình này, Huyện đoàn Tân Phú đã thành lập Đội tình nguyện chi viện nhiều đợt cho TP Biên Hòa, Trảng Bom, Vĩnh Cửu.

Trong số đó có anh Nguyễn Thành Long, Đội trưởng Đội tình nguyện chi viện cho TP Biên Hòa. Anh Long và 14 thành viên tham gia hỗ trợ cán bộ y tế tiêm vaccine Covid-19 cho hơn 7.500 người dân tại các phường Trung Dũng, Quyết Thắng, Trảng Dài, Hiệp Hòa. Đồng thời, Long còn tham gia tổ hậu cần bốc xếp 1.200 tấn hàng hóa (lương thực, thực phẩm, nước uống, vật tư y tế) vận chuyển kịp thời giúp người dân khu phong tỏa ở TP Biên Hòa, huyện Trảng Bom, huyện Vĩnh Cửu.

Anh Long tâm sự: “Tôi luôn xác định rõ nhiệm vụ, gương mẫu trong thực hiện để gắn kết anh em trong đội và phối hợp với các đội hình khác. Hơn 2 tháng cao điểm phòng chống dịch vừa qua thật sự là một trải nghiệm khó quên với mỗi đoàn viên của đội”.

Có thể kể đến anh Lê Văn Thắng (cộng tác viên của Huyện đoàn Cẩm Mỹ) cũng là thành viên Đội “Phòng tuyến áo xanh” đã trực tiếp thu hoạch, vận động hơn 100 tấn rau củ quả; 700 phần quà cho các hộ gia đình khó khăn ở khu phong tỏa, cách ly và tổ chức thực hiện mô hình “bếp ăn khuya” cung cấp 8.000 suất ăn khuya đến lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch.

Chăm lo hậu cần nơi vùng dịch

Trong những ngày về nhà ở Đà Lạt tránh dịch, chúng tôi được nghe kể nhiều về anh Từ Đức Bình, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Trảng Bom. Thông qua chị Nguyễn Thị Hồng Thuyên (Chủ tịch hội LHPN huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng), anh Bình mạnh dạn kết nối, nhờ chị Thuyên vận động các nhà hảo tâm, hội viên phụ nữ trên địa bàn; được lãnh đạo Hội LHPN tỉnh giúp sức vận động các huyện Đức Trọng, Lâm Hà và TP Đà Lạt góp thêm rau củ quả và gạo ủng hộ.

Chỉ riêng số hàng hóa nhận được từ Hội LHPN tỉnh và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng đã lên 51,6 tấn, trị giá gần 1 tỷ đồng. Ngoài ra, anh Bình còn vận động mạnh thường quân, doanh nghiệp và các chùa trên địa bàn ủng hộ gạo, rau, trứng gà, nước khoáng, mì tôm trị giá hơn 100 triệu đồng. Hiện anh đang cùng các nhà hảo tâm đi trao sữa giúp trẻ học trực tuyến tại nhà.

Khi hàng về đến là anh Bình trực tiếp cùng các đội tình nguyện xuống hàng ngay trong đêm và 6 giờ sáng hôm sau, anh lại lên đường về các xã để phân phát cho người dân bị phong tỏa. Anh Bình chia sẻ: “Thường xe hàng về vào buổi tối, anh em lao vào bốc dỡ đến 22-23 giờ, có khi 1 giờ sáng mới xong. Chúng tôi vui vì được góp một phần nhỏ giúp người dân phòng chống dịch bệnh”.

Có lẽ với những người trực tiếp tham gia công việc thiện nguyện bằng tất cả trách nhiệm và tinh thần hăng say như anh Bình thì những lần nhận được ánh mắt tin yêu của người dân khu vực phong tỏa, cách ly vừa qua thực sự là những giấy phút ấm áp trong cuộc đời, giúp người làm nhiệm vụ lẫn người dân thêm niềm tin sẽ chiến thắng dịch bệnh, để cuộc sống bình thường sớm trở lại.

Với các địa phương có diễn biến dịch bệnh phức tạp phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội như Trảng Bom thì việc chăm lo an sinh xã hội, nhất là lương thực, thực phẩm, rau xanh là vô cùng quan trọng. Vai trò của các đoàn thể chính trị, trong đó có Hội Nông dân huyện là không thể thiếu. Hội Nông dân huyện trực tiếp vận động từ các nơi trong và ngoài tỉnh, khi hàng về đến nơi rồi thì chuyển về Ủy ban MTTQ huyện để phân bổ về các xã, thị trấn. Và đây cũng là một kinh nghiệm mà tỉnh Đồng Nai cần tổng kết, đúc kết trong công tác huy động các đoàn thể chính trị cùng tham gia phòng chống dịch Covid-19.