Trường hợp nào được làm thêm đến 300 giờ/năm?

Ban Quản lý dự án có thể được tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm trong trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn.

Hướng dẫn tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Đề cương tuyên truyền 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 55 thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người

Theo phản ánh của bà Đỗ Hoàng Anh (Thanh Hóa), do cơ cấu nhân sự của đơn vị bà công tác (Ban quản lý dự án - Ban QLDA) chưa đủ theo đề án vị trí việc làm được phê duyệt, nên cán bộ của đơn vị phải thực hiện làm thêm giờ.

Theo Bộ luật Lao động quy định, tổng số giờ làm thêm không quá 200 giờ/năm. Nhưng do công việc quá nhiều nên thực tế số giờ làm thêm của cán bộ đơn vị vượt xa so với số giờ quy định (200 giờ/năm).

Tuy nhiên, theo Mục 2 Điều 16 Thông tư số 72/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính, Ban QLDA được chi mức cao hơn hay thấp hơn quy định. Bà Anh hỏi, bà có thể tính số giờ làm thêm cho cán bộ trong Ban QLDA theo thực tế (lớn hơn nhiều so với 200 giờ) được không?

Vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Về số giờ làm thêm

- Điểm b, khoản 2, Điều 106 Bộ luật Lao động quy định “Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm”.

- Khoản 3, Điều 26 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định “các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định tại Nghị định này được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân, trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến từng đối tượng này có quy định khác”.

Căn cứ điểm a, khoản 2, Điều 4 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013, Ban Quản lý dự án có thể được tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm trong trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn.

- Khi tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm thì người sử dụng lao động (Ban Quản lý dự án) phải thông bảo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 4 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013.

- Trường hợp huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 106 Bộ luật Lao động thì sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 4 và khoản 5, Điều 4 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng.

Về tính tiền lương làm thêm giờ

Theo quy định tại khoản 1, Điều 97 Bộ luật Lao động thì người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

- Vào ngày thường, ít nhất 150%;

- Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

- Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Như vậy, theo quy định tại Bộ luật Lao động thì khi người lao động làm thêm giờ vào ngày nào thì được trả lương làm thêm tính theo ngày đó, cách tính tiền lương làm thêm giờ cho người lao động thực hiện theo các nguyên tắc nêu trên, bảo đảm người lao động làm thêm giờ được trả lương tính ít nhất bằng (hoặc có thể cao hơn) các mức tương ứng theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động.

Theo Chinhphu.vn