Tính lương hưu đối với người lao động nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018

Một bạn đọc hỏi: Theo quy định của Luật BHXH năm 2014 thì cách tính lương hưu đối với người lao động nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi có thay đổi so vối trước không?

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 55 thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người

Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Kết luận số 81-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

 (Ảnh minh họa)

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 56 và Khoản 2 Điều 74 Luật BHXH năm 2014 thì từ ngày 01/01/2018, cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu được thực hiện như sau:

Lao động nam được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng hoặc thu nhập tháng đóng BHXH khi có thời gian đóng BHXH đủ 16 năm và nghỉ hưu năm 2018, đủ 17 năm và nghỉ hưu năm 2019, đủ 18 năm vàn ghỉ hưu năm 2020, đủ 19 năm và nghỉ hưu năm 2021, đủ 20 năm và nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi.

Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi thì 15 năm đóng BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, người lao động gồm cả nam và nữ được cộng 2% nhưng tối đa không quá 75%.

Như vậy, người lao động nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi để đạt tỷ lệ hưởng tối đa 75% thì lao động nữ phải đủ 30 năm đóng BHXH (so với trước năm 2018 chỉ cần có đủ 25 năm). Lao động nam phải đủ 31 năm đóng BHXH; nghỉ năm 2019 phải đủ 32 năm; nghỉ năm 2020 phải đủ 33 năm; nghỉ năm 2021 phải đủ 34 năm và nghỉ năm 2022 trở đi phải đủ 35 năm đóng BHXH mới được hưởng tỷ lệ tối đa là 75% (so với trước năm 2018 chỉ cần có đủ 30 năm).

Ban Thực hiện chính sách BHXH (BHXH Việt Nam)

Theo Tạp chí BHXH Việt Nam