Thủ tục khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động

Theo Quyết định 2968/QĐ-BYT ngày 16/05/2018 của Bộ Y tế về công bố thủ tục hành chính sửa đổi trong thi hành Luật BHXH và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế, để khám giám định thực hiện chế độ hưu trí, người lao động gửi hồ sơ xin giám định cho cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 55 thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người

Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Kết luận số 81-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

 Người lao động gửi hồ sơ xin giám định cho cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh (ảnh minh họa)

Hồ sơ xin giám định có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường Bưu điện, thành phần hồ sơ bao gồm:

(1) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT đối với trường hợp người lao động đang đóng BHXH bắt buộc hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT đối với trường hợp người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng;

(2) bản chính hoặc bản sao hợp lệ hoặc nhiều giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật (tóm tắt hồ sơ bệnh án, giấy xác nhận khuyết tật, giấy ra viện, sổ khám bệnh, bản sao hồ sơ bệnh nghề nghiệp, biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động);

(3) một trong các giấy tờ có ảnh như CMND, căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực, trường hợp không có các giấy tờ nêu trên phải có giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.

Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, cơ quan thường trực Hội đồng Giám định Y khoa có trách nhiệm xem xét, tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật. Trường hợp không khám giám định, trong thời gian 10 ngày làm việc, Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết, trong đó nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định của Hội đồng. Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi Hội đồng Giám định Y khoa có kết luận, cơ quan thường trực Hội đồng Giám định Y khoa có trách nhiệm phát hành biên bản giám định y khoa.