Phương pháp định giá tài sản nào là đúng?

Thực tiễn hiện nay việc cách hiểu và áp dụng phương pháp định giá tài sản khác nhau đối với việc định giá loại tài sản bị hủy hoại, hư hỏng nhưng vẫn có khả năng khôi phục lại tình trạng của tài sản trước khi bị hủy hoại, hư hỏng.

Hướng dẫn tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Đề cương tuyên truyền 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 55 thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người

Việc định giá tài sản trong tố tụng hình sự hiện nay được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 07/3/2018 (Nghị định số 30/2017). Một trong những điểm mới của Nghị định số 30/2017 là quy định rõ hơn về phương pháp định giá tài sản đối với tài sản bị hủy hoại, hư hỏng nhưng vẫn có khả năng khôi phục lại tình trạng của tài sản trước khi bị hủy hoại, hư hỏng tại điểm c khoản 2 Điều 17.

Nội dung vụ việc:

Do mâu thuẫn với ông Nguyễn Văn T nên ngày 12/10/2018, Trần Hoàng Kh sau khi uống rượu đã đi đến nhà của ông T dùng búa đập đập vào cánh cửa nhà của ông T (loại cửa nhôm có nhiều ô lộng kính). Kết quả là 02 cánh cửa nhà ông T bị bễ (vỡ) kính (mỗi cánh cửa bễ một tấm kính có kích thước 30cm x 1,2m x 1cm)”. Giá thị trường mỗi cánh cửa là 4.500.000 đồng; giá trị thị trường mỗi tấm kính có kích thước 30cm x 1,2m x 1cm gắn trên mỗi cánh cửa là 900.000 đồng. Giá trị còn lại của mỗi cánh cửa nhà ông T trước khi bị đập phá là 80%. Việc định giá tài sản trong vụ việc này có hai quan điểm khác nhau:

Ảnh minh họa (Internet)

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Hành vi của A là hủy hoại tài sản vì A đã dùng búa đập phá cửa kính nhà ông T. Tài sản cần định giá là toàn bộ 02 cánh cửa và thuộc trường hợp tài sản bị hư hỏng một phần nhưng có khả năng khôi phục lại tình trạng của tài sản trước khi bị hư hỏng. Vì vậy, giá trị tài sản bị thiệt hại trong vụ án được tính như sau: 2 x (4.500.000 đồng x 80% x tỷ lệ % mỗi cánh cửa bị hư hỏng)

Quan điểm thứ hai cũng là quan điểm tác giá cho rằng: Tài sản bị Kh gây thiệt hại là 02 tấm kính gắn trên hai cánh cửa nhà ông T chứ không phải là toàn bộ hai cánh cửa nhà ông T. Tại điểm c khoản 2 Điều 17 của Nghị định số 30/2017 có quy định rất rõ là đối với tài sản bị hư hỏng một phần nhưng vẫn có khả năng khôi phục lại tình trạng của tài sản trước khi bị hư hỏng: “Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu xác định giá trị thiệt hại của tài sản bị hư hỏng một phần, Hội đồng định giá xác định giá trên cơ sở chi phí khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản trước khi bị hư hỏng một phần”.

Như vậy, việc xác định giá trị thiệt hại của tài sản bị hư hỏng một phần là dựa trên cơ sở chi phí khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản. Chi phí khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản có thể hiểu là bao gồm chi phí mua tấm kính và tiền công thuê chở, lắp đặt lại tấm kính vào vị trí tấm kính bị vỡ. Cho nên giá trị thiệt hại của tài sản bị hư hỏng trong vụ án chỉ bao gồm giá trị tài sản bị thiệt hại trước khi bị hư hỏng và chi phí tiền công thuê chở, lắp đặt tấm kính vào vị trí bị bễ và được tính như sau: {2 x (900.000 đồng x 80%)} + chi phí tiền công thuê người chở, lắp đặt 02 tấm kính vào vị trí bị bễ.