Phân biệt cầm cố và thế chấp tài sản

Cầm cố tài sản và thế chấp tài sản là các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, được dùng phổ biến trong giao dịch dân sự. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều người nhầm lẫn trong cách dùng hai thuật ngữ pháp lý này.

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 55 thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người

Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Kết luận số 81-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Ảnh minh họa

Căn cứ vào các điều từ 309 đến 327 Bộ luật Dân sự năm 2015, để phân biệt hai biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ này, cần dựa trên các tiêu chí sau đây:

 

Cầm cố tài sản

Thế chấp tài sản

Khái niệm

Là việc một bên (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

 

Là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp).

Bản chất

Là hình thức bắt buộc có sự chuyển giao tài sản (chuyển giao dưới dạng vật chất).

Không có sự chuyển giao tài sản mà chỉ chuyển giao các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp (chuyển giao dưới dạng giấy tờ).

 

Đối tượng

Thường là động sản, các loại giấy tờ có giá như trái phiều, cổ phiếu,...

Thường làđộng sản, bất động sản, tài sản được hình thành trong tương lai, tài sản đang cho thuê cũng như hoa lợi, lợi tức thu được từ việc cho thuê tài sản,tài sản thế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng có thể được thế chấp...

 

Thời điểm có hiệu lực

- Hợp đồng cầm cốcó hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

-Khi bên cầm cố chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố.

- Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

- Khi bên thế chấp chuyển giao các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản cho bên nhận thế chấp.

Nghĩa vụ của bên nhận đảm bảo

- Bảoquản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố;

-Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác;

-Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

-Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

-Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp;

-Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.

Quyền của bên nhận nhận đảmbảo

-Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.

- Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

- Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.

- Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

- Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.

- Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.

- Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.

- Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.

-Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

-Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

- Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật dân sự 2015.