Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện?

(Mặt trận) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) do Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện hiệp thương dân chủ cử ra, là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ Đại hội, bao gồm:

Hướng dẫn tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Đề cương tuyên truyền 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 55 thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người

Trả lời:

+ Người đứng đầu của tổ chức thành viên cùng cấp. Trong trường hợp đặc biệt, tổ chức thành viên mới cử đại diện lãnh đạo khác;

+ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp;

+ Một số Chủ tịch Công đoàn doanh nghiệp lớn của Nhà nước, công đoàn ngành Trung ương có trụ sở ở địa phương; đại diện lãnh đạo một số tổ chức kinh tế tập thể và thành phần kinh tế khác ở địa phương;

+ Một số nhân sĩ, trí thức, cá nhân tiêu biểu trong các tổ chức, các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài;

+ Một số chuyên gia ở những lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

+ Một số cán bộ chuyên trách ở cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện họp thường lệ ít nhất 6 tháng 1 lần.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Thường trực do Ban Thường trực cử chủ tọa hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Thảo luận về tình hình và kết quả thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động thời gian qua; quyết định chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình thời gian tới;

2. Quyết định kế hoạch chuẩn bị Đại hội đại biểu cấp mình theo hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp;

3. Góp ý kiến, kiến nghị với cấp ủy đảng, chính quyền cùng cấp và cấp trên về những chủ trương, chính sách, pháp luật. Giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức nhà nước;

4. Hiệp thương dân chủ cử ra Ban Thường trực; cử, cử bổ sung, thay thế hoặc cho thôi các chức danh Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên Thường trực, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

5. Xét, quyết định kết nạp làm thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình;

6. Ra lời kêu gọi nhân dân địa phương hưởng ứng chủ trương của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với sự kiện quan trọng khi cần thiết.