Khi nào CQĐT tiến hành phục hồi điều tra?

Qua phương tiện thông tin đại chúng, tôi được biết CQĐT công an TP. Hồ Chí Minh vừa có quyết định phục hồi điều tra vụ án Trương Hồ Phương Nga lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tôi muốn hỏi: Phục hồi điều tra là gì? Khi nào phải phục hồi điều tra?

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 55 thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người

Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Kết luận số 81-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Vấn đề bạn hỏi, trả lời bạn như sau:

Về nguyên tắc, thẩm quyền ra quyết định phục hồi điều tra thuộc Cơ quan điều tra.

Phục hồi điều tra có thể được coi là một giai đoạn đặc biệt của quá trình điều tra. Nó đặc biệt, bởi vì, không phải trong mọi vụ án đều có giai đoạn này. Giai đoạn phục hồi điều tra chỉ được thực hiện khi có những tình tiết đặc biệt và khi trước đó cuộc điều tra đã được tạm đình chỉ hoặc đình chỉ do hết thời hạn điều tra mà chưa chứng minh được hành vi tội phạm.

Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)

Căn cứ phục hồi điều tra vụ án hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 235 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ ngày 01/01/2018).

Cụ thể như sau: Khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra thì Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu việc điều tra bị đình chỉ theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 (trường hợp đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được đại xá) Điều 157 của Bộ luật Tố tụng hình sự mà bị can không đồng ý và yêu cầu điều tra lại thì Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định phục hồi điều tra.

Theo đó, trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Quy định về phục hồi điều tra cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng có điều kiện để khắc phục những sai sót có thể có trong quá trình điều tra vụ án hình sự bởi những lý do khác nhau. Từ đó, có cơ sở để tìm ra sự thật khách quan của vụ án.

Khi phục hồi điều tra cơ quan điều tra có quyền áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.