Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

(Mặt trận) -Ngày 18/3, Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn số 146-HD/BTGTW tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 – 21/7/2024). Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bản Hướng dẫn.

Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Đình Giong

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Đình Giong

Biểu trưng và tranh cổ động Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X

 Hội nghị Giơnevơ (Thụy Sỹ) năm 1954 bàn về lập lại hòa bình ở Đông Dương

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Công văn số 4571-CV/VPTW, ngày 19/8/2022 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc tổ chức kỷ niệm một số ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong 03 năm 2023 - 2025 và Thông báo Kết luận số 390-TB/BCĐTW, ngày 31/10/2023 của Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 03 năm 2023 - 2025, Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành Hướng dẫn số 69-HD/BTGTW, ngày 20/9/2022 và Hướng dẫn số 126-HD/BTGTW, ngày 19/12/2023; nay hướng dẫn cụ thể công tác tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 – 21/7/2024), như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng và xã hội giúp cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhận thức sâu sắc về đường lối và sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng trong cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ của dân tộc, đặc biệt là trên mặt trận ngoại giao, góp phần mở ra cục diện mới cho cách mạng Việt Nam; qua đó củng cố niềm tin, kế thừa, phát huy cao độ những bài học kinh nghiệm từ việc đàm phán, ký Hiệp định Giơnevơ trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

- Thông qua tuyên truyền để tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp lớn lao của các tầng lớp Nhân dân đã làm nên thắng lợi vẻ vang của nền ngoại giao nói riêng và cách mạng Việt Nam nói chung; củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác, ủng hộ, giúp đỡ của Nhân dân, bạn bè quốc tế đối với công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cuộc đấu tranh chính nghĩa bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

- Công tác tuyên truyền kỷ niệm cần được tiến hành bằng các hình thức sinh động, thiết thực, hiệu quả, bảo đảm đúng quy định, có trọng tâm, trọng điểm, mang tính giáo dục sâu sắc; kết hợp chặt chẽ với tuyên truyền đối ngoại, tuyên truyền các ngày lễ lớn và sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, nhất là kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và phù hợp với tình hình thực tế.

 

II. CHỦ ĐỀ VÀ NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN

  1. Chủ đề tuyên truyền kỷ niệm

    “Hiệp định Giơnevơ 1954 - Thắng lợi to lớn của Nhân dân Việt Nam trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ”.

  2. Nội dung tuyên truyền

- Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ; khẳng định thắng lợi của đường lối đối ngoại nhất quán nguyên tắc độc lập, tự chủ vì lợi ích quốc gia, dân tộc.

- Bối cảnh quốc tế và trong nước dẫn tới Hội nghị Giơnevơ 1954; quá trình chuẩn bị của Việt Nam; vai trò của các bên tham gia, thành phần tham dự.

- Diễn biến và kết quả Hội nghị Giơnevơ, nội dung cơ bản của Hiệp định; nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của Hiệp định này đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và đối với các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới; khẳng định Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã đi vào lịch sử, cùng với Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và Hiệp định Paris 1973 đã trở thành 3 văn kiện ngoại giao quan trọng nhất trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta; Hiệp định là một thắng lợi ngoại giao quan trọng trong cuộc đàm phán quốc tế đa phương đầu tiên mà Việt Nam tham gia; tạo nên một cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh sau này, đặc biệt là trong cuộc đàm phán với Mỹ tại Hội nghị Paris về Việt Nam.

- Những bài học kinh nghiệm từ việc đàm phán, ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam và sự vận dụng các bài học kinh nghiệm đó trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

- Tôn vinh và tri ân công lao, đóng góp to lớn của các tầng lớp Nhân dân đối với nền ngoại giao Việt Nam, đặc biệt là các thành viên trong Đoàn đại biểu và những cán bộ, chiến sĩ đã phục vụ cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam tại Hội nghị Giơnevơ. Chú trọng tuyên truyền sự ủng hộ, giúp đỡ chân thành của bạn bè quốc tế đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa vì độc lập, tự do của Nhân dân Việt Nam và trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế.

- Chủ trương, đường lối đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao Nhân dân của Việt Nam: độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, vì lợi ích quốc gia - dân tộc; phát huy nội lực, khai thác và tranh thủ ngoại lực, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; những thành tựu to lớn của ngoại giao Việt Nam 70 năm qua, nhất là trong gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo; gắn với tuyên truyền nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam".

- Đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, xuyên tạc, phủ nhận kết quả, ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơnevơ, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam và đường lối đối ngoại của nước ta hiện nay.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM

- Tổ chức Lễ kỷ niệm cấp bộ (ngành) tại Hà Nội: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đọc diễn văn kỷ niệm;

- Tổ chức Hội thảo khoa học cấp bộ (ngành);

- Tổ chức triển lãm ảnh và hiện vật kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam;

- Xây dựng phim tài liệu về sự kiện;

- Xây dựng phim tài liệu bằng nhiều thứ tiếng dân tộc để tuyên truyền cho đồng bào các dân tộc;

- Xây dựng phim hoạt hình tuyên truyền cho thiếu nhi;

- Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền ở Trung ương và địa phương bằng nhiều hình thức, như: trên báo chí, Internet và mạng xã hội; ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền; sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức chính trị - xã hội; các hoạt động cổ động trực quan (triển lãm, văn hóa - văn nghệ, thể thao…) tùy theo điều kiện cụ thể của các địa phương, đơn vị.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các ban, bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị được giao chủ trì, phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

1.1. Ban Tuyên giáo Trung ương

- Chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền kỷ niệm; chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao biên soạn, phát hành đề cương tuyên truyền;

- Chủ trì, phối hợp với Báo Nhân dân chỉ đạo Hãng phim Tài liệu và Điện ảnh Nhân dân xây dựng phim tài liệu về sự kiện;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Hãng phim Hoạt hình Việt Nam xây dựng phim hoạt hình cho thiếu nhi về sự kiện;

- Chủ trì, chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng phim tài liệu về sự kiện bằng nhiều thứ tiếng dân tộc;

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm ở các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; báo cáo Ban Bí thư theo quy định.

1.2. Bộ Ngoại giao

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ, thành phố Hà Nội và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức trang trọng, chu đáo, đúng tầm mức Lễ kỷ niệm cấp bộ, ngành tại Hà Nội; chú trọng chuẩn bị tốt kịch bản điều hành, chương trình Lễ kỷ niệm, chương trình nghệ thuật 30 phút, diễn văn và các bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm;

- Chủ trì, phối hợp Bộ Quốc phòng và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức tốt Hội thảo khoa học cấp bộ (ngành) trong tháng 7/2024; lưu ý chuẩn bị kỹ nội dung Hội thảo, nhất là hệ bài tham luận cần đa dạng, các ý kiến phát biểu ngắn gọn, sâu sắc;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức triển lãm ảnh và hiện vật về sự kiện;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan cung cấpthông tin, tài liệu cho phóng viên báo chí nước ngoài (khi có đề nghị). Chỉ đạo hướng dẫn các cơ quan, tổ chức đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm gắn với việc tuyên truyền, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đối ngoại, ngoại giao và quảng bá thành tựu trong công cuộc đổi mới, hình ảnh đất nước và con người Việt Nam ra thế giới; trong đó nghiên cứu tổ chức các hoạt động kỷ niệm ở một số nước (theo tình hình thực tế);

- Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm khác.

1.3. Bộ Quốc phòng

Phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan tổ chức Lễ kỷ niệm;

- Phối hợp với Bộ Ngoại giao, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học cấp bộ, ngành về sự kiện.

1.4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức triển lãm ảnh và hiện vật kỷ niệm;

- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo Hãng phim Hoạt hình Việt Nam xây dựng phim hoạt hình về sự kiện.

1.5. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan tổ chức Hội thảo khoa học cấp bộ, ngành tại Hà Nội.

1.6. Báo Nhân dân

Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo Hãng phim Tài liệu và Điện ảnh Nhân dân xây dựng phim tài liệu; đưa tin các hoạt động và tuyên truyền về sự kiện trên các nền tảng truyền thông của Báo.

1.7. Đài Truyền hình Việt Nam

- Xây dựng phim tài liệu bằng nhiều thứ tiếng dân tộc để tuyên truyền cho đồng bào các dân tộc; phát sóng phim tài liệu và phim hoạt hình về sự kiện vào đợt kỷ niệm trong khung giờ phù hợp;

- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền kỷ niệm trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam.

1.8. Đài Tiếng nói Việt Nam

Đưa tin về các hoạt động kỷ niệm của các ban, bộ, ngành, địa phương và làm tốt công tác tuyên truyền kỷ niệm trên các phương tiện truyền thông của Đài Tiếng nói Việt Nam.

1.9. Thành phố Hà Nội

Phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan tổ chức tốt Lễ kỷ niệm.

2. Các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương

2.1. Các cơ quan, đơn vị Trung ương và địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm phù hợp với điều kiện cụ thể; chú trọng tuyên truyền trên báo chí, trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị; thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức chính trị - xã hội và các hoạt động khác.

2.2. Bộ Thông tin và Truyền thông: Quản lý chặt chẽ các hoạt động thông tin, truyền thông, nhất là việc đăng tải thông tin trên báo chí, trên Internet và mạng xã hội; phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm trong việc đăng tải thông tin sai trái, xuyên tạc về sự kiện, chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

3. Các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương

- Các cơ quan báo chí bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân; bảo đảm nguồn thông tin, tư liệu chính thống do các cơ quan có thẩm quyền cung cấp, phát hành. Chỉ khai thác những thông tin có lợi cho quốc gia, dân tộc; không khai thác những vấn đề có tính chất “phức tạp”, “nhạy cảm”, còn có nhiều ý kiến khác nhau;

- Đài Phát thanh và Truyền hình các địa phương tổ chức phát sóng phim tài liệu.

4. Ban tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội

Tham mưu giúp cấp ủy chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm bảo đảm thiết thực, phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương; chú trọng kiểm tra, đôn đốc các hoạt động tuyên truyền, nhất là trên báo chí, Internet, mạng xã hội và các phương tiện cổ động trực quan.

V. KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN

1. Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam - Thắng lợi to lớn của Nhân dân Việt Nam trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ!

2. Hiệp định Giơnevơ 1954 - Thắng lợi của đường lối chính trị, quân sự và đối ngoại đúng đắn của Đảng!

3. Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết, mở ra cục diện mới của cách mạng Việt Nam!

4. Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam - Dấu son của ngoại giao Việt Nam!

5. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế!

6. Không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam!

7. Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!

8. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!

9. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG