Đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con có được hưởng chế độ ốm đau không?

Một bạn đọc ở Hà Nội hỏi: Người lao động đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà bị ốm đau hoặc có con dưới 07 tuổi bị ốm đau thì có được hưởng chế độ ốm đau không? Những trường hợp nào không được hưởng chế độ ốm đau?

Hướng dẫn tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Đề cương tuyên truyền 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 55 thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người

Trả lời:

Điểm c Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 59/2015 ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết  và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định:

Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con bị ốm đau, tai nạn mà không phải do tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế; hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì được hưởng chế độ ốm đau.

Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau:

 Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất; Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09/12/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất.

Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH.

Ban Thực hiện chính sách BHXH (BHXH Việt Nam)

Theo Tạp chí BHXH Việt Nam