Để lấy được tiền BHXH sau khi nghỉ việc bạn phải làm gì?

Để thanh toán được tiền BHXH, trước hết, mọi người cần phải có sổ BHXH được đơn vị sử dụng lao động và cơ quan BHXH chốt và trả sổ.

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 55 thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người

Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Kết luận số 81-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Thực tế, có nhiều ngươi tham gia BHXH bắt buộc nhưng sau khi nghỉ việc thì không lấy được tiền BHXH. Lý do phổ biến nhất là thiếu các giấy tờ, thủ tục cần thiết.

Để thanh toán được tiền BHXH, trước hết, người lao động (NLĐ) cần phải có sổ BHXH. Theo quy định tại Luật BHXH 2014 thì người lao động được giữ sổ BHXH để quản lý việc đóng, hưởng của mình, nhưng thực tế nhiều người không tự quản lý được sổ BHXH của mình nên nhiều doanh nghiệp thực hiện việc quản lý số BHXH của NLĐ. Khi nghỉ việc, NLĐ cần báo với công ty để họ phối hợp với cơ quan BHXH chốt và trả sổ.

 NLĐ có thể tra cứu thông tin về tình trạng sổ BHXH của mình qua cổng thông tin của BHXH Việt Nam.

Chậm nhất là 1 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ thì doanh nghiệp phải phối hợp với BHXH để trả sổ cho người lao động.

Ngoài sổ BHXH, người lao động cần có giấy tờ chứng minh đã nghỉ việc (tùy trường hợp sẽ có các loại giấy tờ như: Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Đối tượng được lĩnh BHXH một lần:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng đóng BHXH chưa đủ 20 năm;

- Sau một năm nghỉ việc nếu không đóng BHXH và có yêu cầu nhận trợ cấp BHXH 1 lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH (theo Nghị quyết 93/2015/QH13 ngày 22/06/2015)

- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn; Các bệnh, tật ngoài các bệnh trên có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự phục vụ được nhu cầu sinh hoạt, cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn (theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 có hiệu lực áp dụng từ 01/03/2018)

- Ra nước ngoài để định cư.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Hồ sơ hưởng BHXH 1 lần gồm:

- Sổ BHXH

- Đơn đề nghị hưởng Trợ cấp BHXH 1 lần (mẫu 14-HSB)

- CMND, sổ hộ khẩu hoặc tạm trú để đối chiếu

- Đối với người ra nước ngoài để định cư có thêm một trong các giấy tờ sau:

+ Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam;

+ Hộ chiếu do nước ngoài cấp;

+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;

+ Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

Đối với NLĐ mắc bệnh nguy hiểm tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế thì phải trích sao hồ sơ bệnh án.