Có được hưởng BHYT khi đi khám, chữa bệnh những ngày nghỉ Tết?

Nhiều người bệnh lo lắng, nếu chẳng may phải đi khám, chữa bệnh trong những ngày nghỉ Tết có được hưởng các quyền lợi BHYT hay không.

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 55 thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người

Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Kết luận số 81-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Theo lịch nghỉ Tết nguyên đán Mậu Tuất 2018, tất cả người lao động được nghỉ từ ngày 29 tháng Chạp đến hết ngày 5 tháng Giêng (tức từ ngày 14 đến 20/2). Thời gian này, nhiều hoạt động đều được thu hẹp. Các bệnh viện cũng chỉ tổ chức một lực lượng nhỏ để trực Tết tại các khoa, phòng.

Nhiều người bệnh lo lắng, nếu chẳng may phải đi khám, chữa bệnh dịp này có được hưởng các quyền lợi BHYT hay không. Về vấn đề này, ông Phan Văn Toàn – Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) cho biết: “Nếu là cấp cứu thì ngày nào người bệnh cũng được hưởng BHYT bình thường. Nếu khám chữa bệnh bình thường thì có 2 trường hợp: Nếu bệnh viện tổ chức khám chữa bệnh vào ngày nghỉ, ngày lễ thì được hưởng BHYT bình thường; nếu bệnh viện chỉ bố trí trực cấp cứu thì bệnh nhân vào viện trong các ngày nghỉ tết chỉ được hưởng mức thấp hơn.

 Có không ít gia đình có người người thân nằm viện dịp Tết nguyên đán

Tại bệnh viện nội tiết Trung ương, lãnh đạo bệnh viện này cho biết, tuy là BV chuyên khoa về nội tiết, không có nhiều bệnh nhân nhập viện đột biến như các BV tuyến trung ương khác, nhưng rút kinh nghiệm từ các dịp Tết trước, ngoài việc trực 24/24h và đảm bảo nhân lực, thuốc men, trang thiết bị, phương tiện để kịp thời xử lý các trường hợp cấp cứu về rối loạn nội tiết do thói quen sinh hoạt ăn uống, dùng thuốc không đúng lịch…, ban lãnh đạo BV còn quán triệt, chỉ đạo không được từ chối hoặc để chậm trễ các trường hợp cấp cứu khác như: Tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm…

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng đã có văn bản chỉ đạo công tác khám chữa bệnh dịp Tết, ngoài việc trực 24/24 giờ và đảm bảo nhân lực, thuốc men, trang thiết bị, phương tiện để kịp thời xử lý các trường hợp cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc, sinh đẻ trong những ngày Tết, không được từ chối hoặc để chậm trễ trong các trường hợp cấp cứu, các sở, các bệnh viện có kế hoạch chuẩn bị đối với các bệnh viêm phổi cấp, đột quỵ ở người già, các bệnh đường hô hấp ở trẻ em.

Đối với những bệnh nhân điều trị nội trú ở bệnh viện trong dịp Tết phải tổ chức chăm sóc, phục vụ chu đáo người bệnh cả về vật chất và tinh thần; đặc biệt tổ chức thăm hỏi, chúc Tết những người bệnh thuộc diện chính sách và người nghèo.

Các bệnh viện, công ty dược phải đảm bảo cung ứng đủ thuốc, có chất lượng, giá cả hợp lý, không để xảy ra tình trạng tăng giá thuốc đột biến, tăng giá hàng loạt.

Sở y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn tổ chức các điểm trực bán thuốc 24/24 giờ và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời đáp ứng nhu cầu của người bệnh trong những ngày Tết...

Các cơ sở y tế tổ chức trực đơn vị theo 4 cấp, niêm yết danh sách cán bộ, trực công khai hàng ngày. Các đơn vị phải nhanh chóng đi vào hoạt động bình thường ngay sau Tết.