Chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự tội trốn đóng BHXH thế nào?

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, cử tri thành phố Hồ Chí Minh đề nghị hướng dẫn cụ thể quy trình chuyển Cơ quan điều tra đối với chủ sử dụng lao động nợ, trốn đóng BHXH để xử lý theo Bộ luật Hình sự hiện hành.

Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Đình Giong

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Đình Giong

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Về vấn đề này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời cử tri thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Điều 216 Bộ luật Hình sự đã quy định cụ thể các hình thức xử lý đối với hành vi trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động của người sử dụng lao động.

Việc chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-TTCP ngày 18/10/2018 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Thanh tra Chính phủ quy định về phối hợp giữa cơ quan điều tra, viện kiểm sát, cơ quan thanh tra trong việc trao đổi thông tin về tội phạm và giải quyết kiến nghị khởi tố được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định hướng dẫn cụ thể quy trình chuyển Cơ quan điều tra đối với chủ sử dụng lao động nợ, trốn đóng BHXH để xử lý theo Bộ luật Hình sự hiện hành. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp thu ý kiến cử tri, đề nghị các cơ quan có liên quan xây dựng quy trình chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xử lý hành vi trốn đóng BHXH, BHTN, BHYT theo quy định.

Theo Chinhphu.vn