57 tuổi, đóng BHXH 21 năm, đã đủ điều kiện nhận lương hưu chưa?

Chị Phạm Hương (Hà Nội) hỏi: Bố của tôi là ông Phạm Đức Thảo, sinh ngày 12/09/1961, đã tham gia BHXH bắt buộc từ năm 1980 đến tháng 09/2004, được 17 năm 10 tháng. Tiếp theo, bố tôi đóng BHXH tự nguyện từ tháng 12/2011 đến tháng 12/2014. Như vậy, tổng thời gian tham gia bảo hiểm được hơn 21 năm. Xin quý Tạp chí cho biết, bố tôi có phải đóng BHXH tiếp để hưởng lương hưu không? Nếu phải đóng thì đóng bao nhiêu năm, đóng mức như thế nào tại thời điểm hiện tại để có lợi hơn khi nghỉ hưu, khi mà bố tôi đóng BHXH tự nguyện mức bằng 1,9 lần mức lương cơ sở?

Hướng dẫn tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Đề cương tuyên truyền 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 55 thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm Ngày mất của Người

Trả lời:

Theo quy định của Luật BHXH về điều kiện hưởng lương hưu, người lao động tham gia BHXH khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Đối với BHXH bắt buộc: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi trong điều kiện lao động bình thường; nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;... (Điều 54);

- Đối với BHXH tự nguyện: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi (Điều 73).

Đối chiếu với các quy định nêu trên, bố bạn đã đủ điều kiện về thời gian tham gia BHXH để được hưởng lương hưu, vì vậy, bố bạn có thể bảo lưu sổ BHXH chờ đến khi đủ tuổi đời theo quy định (nam 60 tuổi) để đề nghị giải quyết chế độ hưu trí.

Trường hợp bố của bạn trong quãng thời gian chưa đủ 60 tuổi mà vẫn tiếp tục lao động, thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, đơn vị sử dụng lao động đóng tiếp BHXH bắt buộc theo quy định hoặc nếu không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì được quyền lựa chọn tham gia BHXH tự nguyện.

Về lựa chọn đóng tiếp BHXH tự nguyện cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu:

Khoản 1, Điều 87 Luật BHXH về mức đóng: Người lao động theo quy định, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Khoản 2, Điều 87 Luật BHXH: Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng hằng tháng; 03 tháng một lần; 06 tháng một lần; 12 tháng một lần.

Từ những quy định trên, bố bạn có thể tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện hằng tháng bằng 22% mức thu nhập lựa chọn từ mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn đến 20 lần mức lương cơ sở. Về mức đóng BHXH tự nguyện bằng 1,9 lần mức lương cơ sở - đây là mức trong phạm vi quy định và tùy theo điều kiện, bố bạn có thể lựa chọn mức đóng cao hơn để hưởng mức lương hưu cao hơn.

Thu Hương (Vụ Pháp chế, BHXH Việt Nam)

Theo Tạp chí BHXH Việt Nam