Xôn xao đề xuất thành lập Bộ Du lịch: Tăng hiệu quả hay phình bộ máy?

Tại hội thảo "Những vấn đề đặt ra trong tái cơ cấu ngành du lịch" do Tổng cục Du lịch, Bộ VHTTDL tổ chức ngày 22/12, ông Lương Hoài Nam đề xuất nên thành lập Bộ Du lịch thay vì là Tổng cục như hiện nay, nhằm giúp ngành du lịch phát triển hiệu quả hơn.

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Du lịch Việt Nam còn yếu kém so với nhiều quốc gia trong khu vực. Ảnh Đỗ Đông  

Theo ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cần nâng cấp Tổng cục Du lịch để “các kiến nghị về phát triển du lịch đến gần hơn bàn làm việc của Chính phủ”.

Ông Nguyễn Văn Lưu, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Tổng cục Du lịch cũng cho rằng, cần thành lập Bộ Du lịch với các vụ chức năng chuyên sâu hơn.

Trước đó, vào năm 2005, khi thảo luận về Luật Du lịch, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Bạch Mai (tỉnh Tây Ninh) cũng đã đề xuất thành lập Bộ Du lịch. Theo bà Mai, cần có một “Tư lệnh ngành” du lịch, thống nhất điều hành và có chức năng ban hành văn bản. Một đại biểu khác nêu quan điểm: Thành lập Bộ sẽ có 1 Bộ trưởng, vài Thứ trưởng và sẽ tốn thêm kinh phí mua xe, nuôi bộ máy, nhưng nếu thành Bộ mà quản lý tốt hơn, đóng góp ngân sách nhiều hơn thì chúng ta nên làm.

Bên cạnh những ý kiến đề xuất, đồng tình, vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn, phản đối. Một nhà nghiên cứu văn hóa ở Nghệ An, nói: “Để thành lập một Bộ mới, cần có đề án phân tích những bất cập, vướng mắc của cơ chế hiện tại, đến mức không thể giải quyết được. Thứ hai, phải chứng minh sau khi có Bộ mới, ngành Du lịch sẽ thay đổi ra sao, hiệu quả hơn như thế nào, vì sao hiệu quả?

Có ai đứng ra bảo đảm, sau khi có Bộ Du lịch, Việt Nam sẽ tăng được bao nhiêu khách, bao nhiêu tiền, vị trí trên bản đồ du lịch được cải thiện mấy bậc? Tất cả phải nghiên cứu, khảo sát, chứng minh bằng số liệu, căn cứ khoa học, không thể nói chung chung”.

Theo chuyên gia này, bây giờ có xu hướng thích thành lập thêm các bộ, ban, ngành; chia tách địa giới hành chính, nâng cấp từ xã lên phường, từ thị xã lên thành phố… gắn liền với các lợi ích “tiền tươi thóc thật” về chức danh, biên chế, kinh phí, dự án.

Trước đây, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phụ trách các lĩnh vực nói trên, mọi chức năng, nhiệm vụ đều bảo đảm. Vừa qua, có một số địa phương thành lập thêm Sở Du lịch như TPHCM, Đà Nẵng, Nghệ An… Cứ đà này, rồi có thể người ta sẽ đề xuất thành lập Bộ Thể dục thể thao; bộ máy không biết sẽ còn phình ra đến mức nào.

“Thành lập thêm một sở, bộ, chia tách địa giới hành chính là đẻ ra thêm một bộ máy, biên chế, trụ sở… rất tốn kém ngân sách, kềnh càng, trái với xu hướng chung của cải cách hành chính hiện nay là tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy, thu hẹp đầu mối. Trong khi ngân sách đang rất khó khăn”, chuyên gia nói trên trao đổi.