Xác minh tài sản cán bộ: “Phần đông cử tri đang sôi sục”

Ông Phan Xuân Dũng – Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chia sẻ, về xác minh nguồn gốc tài sản cán bộ - đây là nội dung vô cùng khó và cử tri rất quan tâm bởi phần đông cử tri đang sôi sục, ủng hộ cuộc chống tham nhũng hiện nay.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

 Ông Phan Xuân Dũng – Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng chứng minh tài sản hợp lý hay không là rất khó.

Theo ông Dũng, có một bộ phận có một khoản tài sản nhất định và đang nghe ngóng cách viết luật thế nào để ứng xử cho phù hợp, đây là thực tế. Cách làm thế nào để vừa chống được tham nhũng, và đồng tiền có trong nước mình không chạy ra nước ngoài. Ta vay bạn vài triệu USD thì cảm ơn lên xuống, còn hàng ngàn tỷ chạy ra nước ngoài lại chẳng là gì. Do đó, cách ứng xử trong luật này là rất quan trọng. Nói chứng minh tài sản hợp lý hay không là rất khó vì pháp luật chưa quy định.

Về trường hợp phải xác minh tài sản, thu nhập khi được bầu, phê chuẩn, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đồng tình với việc thẩm tra. “Vấn đề này không nên quy định cứng vì mình đã có quy định 3 vấn đề phải kiểm tra: Khi việc kê khai có vấn đề, khi có tố cáo và khi có yêu cầu cơ quan tổ chức. Cán bộ đã kê khai rồi thì tổ chức cũng phải tinh. Ba vấn đề này là đủ”, ông Đỗ Bá Tỵ nói.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, với tài sản do phạm tội mà có thì tuỳ từng trường hợp pháp luật quy định xử lý hình sự hoặc hành chính. Với tài sản không rõ nguồn gốc thì pháp luật chưa có quy đinh không loại trừ có từ tham nhũng mà nhà nước chưa chứng minh được. Việc bổ sung quy định là cần thiết để nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, tuy nhiên, đây là vấn đề rất lớn liên quan đến quyền công dân nên cần cân nhắc thận trọng, đáp ứng yêu cầu phòng chống tham nhũng.

Đây là lần đầu tiên đặt vấn đề xử lý tài sản này có bước đi phù hợp, tiêu chí xác định trường hợp nào để tránh tuỳ tiện và thống nhất. “Trong UB có hai loại ý kiến, tán thành thì cho rằng khoản này trước mắt coi đây là khoản thu nhập phát sinh phải nộp thuế, không mâu thuẫn với quy định hiện hành và hạn chế sửa luật liên quan”, bà Nga nói.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, phải làm sao cho muốn tham nhũng cũng không được. “Ông làm chính sách ở xã, riêng việc phát tiền thưởng không tham nhũng được mà vẫn có tham nhũng. Còn quy định những khu vực nguy cơ cao là chưa rõ, đâu là nguy cơ cao, nguy cơ vừa và nguy cơ thấp.

Về đối tượng lâu nay vừa làm vừa dò dẫm, giờ mở ra thì làm sao nổi. Cán bộ bắt đầu bổ nhiệm từ phó phòng thì đã trong quy trình kê khai rồi.

Về tài sản bất minh, xử lý 45% thì tức là hợp pháp hoá 55% sao? Anh không chứng minh được thì phải thu, còn anh khiếu nại thì theo quy trình. Phải rõ ràng như thế mới được”, ông Phúc nhấn mạnh.