Việt Nam ghi nhận 9.690 ca mắc mới trong ngày 8/8, cao nhất từ trước đến nay

(Mặt trận) - Bản tin dịch COVID-19 tối 8/8 của Bộ Y tế cho biết có 4.994 ca mắc COVID-19, nâng tổng số mắc trong ngày lên 9.690 ca, riêng Bình Dương đã 3.210 ca.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

 "Vùng xanh" tại xã Thanh Thùy (huyện Thanh Oai) luôn duy trì trực 24/24 kiểm soát người ra vào.

* Tối 8/8: Thêm 4.949 ca mắc COVID-19, cả ngày tăng 9.690, riêng Bình Dương 3.210 ca

Bản tin dịch COVID-19 tối 8/8 của Bộ Y tế cho biết có 4.994 ca mắc COVID-19, nâng tổng số mắc trong ngày lên 9.690 ca, riêng Bình Dương đã 3.210 ca. Trong ngày có 4.860 bệnh nhân khỏi bệnh.

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới

Tính từ 6h đến 18h30 ngày 08/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.949 ca nhiễm mới, trong đó 02 ca nhập cảnh và 4.947 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (2.002), Bình Dương (1.733), Đồng Nai (224), Khánh Hòa (201), Cần Thơ (71), Đà Nẵng (68), Trà Vinh (67), Ninh Thuận (62), Hà Nội (51), Bình Thuận (46), Đồng Tháp (44);

Đắk Lắk (41), Phú Yên (29), Lâm Đồng (21), Bến Tre (20), An Giang (15), Đắk Nông (7), Quảng Nam (6), Hà Tĩnh (5), Quảng Ngãi (5), Bình Phước (5), Cà Mau (4), Thừa Thiên Huế (4), Gia Lai (4), Hải Dương (3), Phú Thọ (2), Thanh Hóa (2), Thái Bình (1), Hưng Yên (1), Vĩnh Phúc (1), Quảng Bình (1), Hà Nam (1) trong đó có 881 ca trong cộng đồng

Trong ngày 08/8 ghi nhận 9.690 ca nhiễm mới, trong đó 06 ca nhập cảnh và 9.684 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (3.898), Bình Dương (3.210), Long An (724), Đồng Nai (614), Khánh Hoà (201), Đà Nẵng (130), Hà Nội (114), Sóc Trăng (94), Đồng Tháp (92), Ninh Thuận (85), Cần Thơ (71), Trà Vinh (67), Vĩnh Long (57), Bình Thuận (46);

Phú Yên (42), Đắk Lắk (41), Thừa Thiên Huế (23), Lâm Đồng (21), Bến Tre (20), Kiên Giang (18), An Giang (15), Bình Định (14), Hậu Giang (14), Quảng Ngãi (14), Hà Tĩnh (8 ), Đắk Nông (7), Cà Mau (6), Quảng Nam (6), Bình Phước (5), Gia Lai (4), Lào Cai (3), Hải Dương (3), Thanh Hóa (2), Lạng Sơn (2), Sơn La (2), Bạc Liêu (2), Phú Thọ (2), Thanh Hoá (2), Hà Nam (1), Quảng Bình (1), Thái Bình (1), Hưng Yên (1), Vĩnh Phúc (1), trong đó có 2.155 ca trong cộng đồng.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Tính đến chiều ngày 08/8, Việt Nam có 210.405 ca nhiễm trong đó có 2.345 ca nhập cảnh và 208.060 ca nhiễm trong nước.

Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 206.490 ca, trong đó có 68.723 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 02/62 tỉnh, thành phố trong 14 ngày qua không ghi nhận trường hợp nhiễm mới: Quảng Ninh, Bắc Kạn.

Có 12 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang.

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

- 4.860 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 08/8.

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 71.497 ca.

- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 501 ca.

- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 20 ca.

Chiều 08/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 147 ca tử vong (3251-3397) tại 06 tỉnh, thành phố như sau: Thành phố Hồ Chí Minh: 108 ca; Tỉnh Bình Dương: 30 ca; Tỉnh Long An: 05 ca; Tỉnh Cà Mau: 01 ca; Tỉnh Đắk Lắk: 01 ca; Tỉnh Bình Định: 01 ca; Tỉnh Ninh Thuận: 01 ca.

Tình hình xét nghiệm: Trong 48 giờ qua đã thực hiện 293.246 xét nghiệm cho 636.766 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 7.155.030 mẫu cho 20.039.862 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19: Tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm là 8.896.615 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 8.008.156 liều, tiêm mũi 2 là 888.459 liều.

 

Bộ Y tế hướng dẫn mức hỗ trợ chống dịch COVID-19 cho cán bộ y tế, tình nguyện viên

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Y tế các bộ, ngành; các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế; Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam hướng dẫn thực hiện chế độ chi cho cán bộ y tế, tình nguyện viên đi hỗ trợ các tỉnh chống dịch COVID-19.

Bộ Y tế đánh giá, tình hình dịch bệnh COVID-19 ở nước ta đang diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều ổ dịch với nhiều biến chủng virus lây nhiễm nhanh và mạnh hơn. Toàn ngành y tế đang ra sức, nỗ lực cùng cả nước phòng, chống dịch. 

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã huy động nhiều đoàn cán bộ của các cơ sở y tế, cơ quan quản lý Nhà nước, học viên, sinh viên và học sinh các trường đại học, cao đẳng và trung cấp khối ngành sức khỏe, các tình nguyện viên tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 tại các tỉnh, thành phố trong thời gian qua. 

Bộ Y tế ghi nhận và đánh giá cao sự tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 của các cán bộ y tế, học viên, sinh viên, học sinh các cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe. 

Các mức phụ cấp chế độ với người tham gia chống dịch COVID-19

Căn cứ Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 8/2/2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19, Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 8/6/2021 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/ 2021.

Để giúp các đơn vị, địa phương thuận lợi trong quá trình triển khai, thực hiện, trên cơ sở ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính tại công văn số 8502/BTC-HCSN ngày 30/7/2021, Bộ Y tế hướng dẫn một số nội dung.

Cụ thể: Với đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên y tế tại các cơ sở y tế công lập, cơ quan thuộc, trực thuộc Bộ Y tế, bộ, ngành và địa phương quản lý được cử đi, huy động tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 tại các tỉnh, thành phố theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được hưởng chế độ theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 08/02/2021 của Chính phủ về chi phí cánh ly y tế, khám chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19.

Với đối tượng là học viên, sinh viên và học sinh các cơ sở đào tạo trường đại học, cao đẳng và trung cấp khối ngành sức khỏe và đối tượng là người có chuyên môn y tế không hưởng lương từ ngân sách nhà nước tình nguyện tham gia được cử đi hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 tại các tỉnh, thành phố theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, được hưởng 300.000 đồng/người/ngày khi thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/02/2021; 

Được hưởng 200.000 đồng/người/ngày khi thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 16/NQ-CP.

Được hưởng 120.000 đồng/người/ngày, gồm tiền ăn là 80.000 đồng và 40.000 đồng chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt .

Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rõ tất cả các đối tượng trên được thực hiện xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 làm điều kiện huy động đi chống dịch, ngân sách nhà nước sẽ đảm bảo theo phân cấp.

Ngoài ra, tại hướng dẫn này, Bộ Y tế cũng nêu rõ, trường hợp người tham gia phòng, chống dịch thuộc đối tượng được hưởng nhiều mức phụ cấp chống dịch quy định tại Nghị quyết 16/NQ-CP và Nghị quyết số 58/NQ-CP thì được hưởng một mức phụ cấp chống dịch cao nhất.

Về số ngày hưởng phụ cấp sẽ tính theo số ngày thực tế tham gia chống dịch theo phân công của cấp có thẩm quyền, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết (không bao gồm thời gian đi đường).

Mức hưởng công tác phí khi tham gia chống dịch COVID-19

Cũng tại công văn này, Bộ Y tế hướng dẫn, các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên y tế tại các cơ sở y tế công lập, cơ quan thuộc, trực thuộc Bộ Y tế, bộ, ngành và địa phương quản lý được hưởng chế độ công tác phí quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính. 

Trường hợp địa phương bố trí chỗ ở thì cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi không phải chi trả kinh phí.

Thời gian được hưởng công tác phí là thời gian công tác thực tế theo văn bản phê duyệt của người có thẩm quyền cử đi công tác hoặc giấy mời tham gia đoàn công tác (bao gồm cả ngày nghỉ, lễ, tết theo lịch trình công tác, thời gian đi đường).

Với đối tượng tình nguyện viên là học viên, sinh viên và học sinh các trường đại học, cao đẳng và trung cấp khối ngành sức khỏe, người có chuyên môn y tế không hưởng lương ngân sách được ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí đi lại (đưa, đón) do cơ quan có thẩm quyền quyết định huy động tổ chức chuyến đi tập trung.

Kết thúc, hoàn thành nhiệm vụ và quay trở về: Người tham gia công tác phòng, chống dịch phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung.

Nếu trường hợp tự lựa chọn cách ly tại khách sạn, resort phải tự chi trả các chi phí về ăn, ở, sinh hoạt (và chi phí khác) theo mức giá do khách sạn, resort, chủ phương tiện vận tải công bố. 

Riêng chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 được ngân sách nhà nước chi trả.

Nếu cách ly tại doanh trại quân đội, trường của quân đội, cơ sở khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chọn làm nơi cách ly tập trung thì được ngân sách nhà nước bảo đảm các chi phí theo quy định.