Việt Nam - Canada và triển vọng phát triển hợp tác song phương và trong khuôn khổ đa phương

(Mặt trận) - Nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Canada, ngày 22/11, Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại học Laval (Canada) và một số đơn vị tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Quan hệ Ngoại giao Việt Nam - Canada: Bài học và triển vọng trong một thế giới đang biến đổi”.

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Tập trung vào 3 nhóm vấn đề

Hội thảo thu hút sự tham dự của các chính khách, các đại sứ và cựu đại sứ hai nước; cán bộ nhiều cơ quan, ban ngành, các học giả đến từ các viện nghiên cứu và trường đại học, đã và đang tham gia đóng góp vào quá trình thiết lập và phát triển quan hệ ngoại giao song phương hai nước trong thời gian 45 năm qua.  

Toàn cảnh buổi Hội thảo.

Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Canada được thiết lập chính thức vào ngày 21/8/1973. Trải qua 45 năm hình thành và phát triển, quan hệ hai nước đã không ngừng được vun đắp và thúc đẩy mạnh mẽ cho đến ngày hôm nay. Những năm gần đây, quan hệ hai bên đã phát triển lên một tầm cao mới, hai nước trở thành đối tác toàn diện của nhau kể từ chuyến thăm của Thủ tướng Canada Justin Trudeau tới Hà Nội nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao APEC 2017. Đã nhiều lần các nhà lãnh đạo Canada khẳng định Canada có lợi ích lâu dài tại châu Á - Thái Bình Dương, và Việt Nam chính là đối tác quan trọng của Canada tại khu vực, đồng thời bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với Việt Nam. Về phần mình, Việt Nam luôn ủng hộ vai trò và đóng góp của Canada cho hoà bình, ổn định và phồn vinh trong khu vực. Việt Nam hết sức coi trọng sự hỗ trợ của Canada trong quá trình xây dựng và phát triển của mình. Kể từ năm 2015, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN. Việt Nam cũng là quốc gia có số lượng du học sinh đông nhất tại Canada trong số các quốc gia ASEAN. Trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng, Canada luôn bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong việc nâng cao năng lực quốc phòng cũng như tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc. Hai bên cũng luôn hợp tác tích cực trong nhiều vấn đề khác tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Trong bối cảnh đó, Hội thảo kỷ niệm 45 năm Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Canada là dịp để các nhà ngoại giao, các chính khách cũng như các học giả cùng điểm lại những dấu ấn và những thành tựu quan trọng trong mối quan hệ song phương giữa hai nước; phân tích những đặc thù trong quan hệ hai bên cũng như đánh giá về những thời cơ, vận hội và thách thức trong thời gian tới, nhằm tạo tiền đề cho những bước phát triển sâu rộng và mạnh mẽ hơn trong tương lai, đem lại lợi ích nhiều mặt cho cả hai quốc gia, hai dân tộc. Hội thảo cũng góp phần thêm một lần nữa đánh giá, khẳng định lại tính đúng đắn của đường lối đối ngoại đa dạng, đa phương và tích cực hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong những năm qua, giúp cho Việt Nam tận dụng được những cơ hội thuận lợi phục vụ cho mục tiêu hội nhập và phát triển.

Các đi biu tham lun ti Hi tho.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Tô Anh Dũng, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Canada, đã nhấn mạnh truyền thống hợp tác giữa Việt Nam và Canada. Quan hệ hai nước được chính thức thiết lập từ năm 1973, tuy nhiên trên thực tế, hai nước đã có “duyên nợ” lịch sử từ thập niên 50 của thế kỉ trước, trong những biến cố của lịch sử thế giới thời kì Chiến tranh lạnh, khi Canada là thành viên của Uỷ ban Giám sát và Kiểm soát quốc tế cho việc thực thi Hiệp định Geneva 1954 về Đông Dương. Gần 20 năm sau, Canada lại một lần nữa tham gia vào Uỷ ban Giám sát và Kiểm soát quốc tế cho việc thi hành Hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Canada đã làm tròn bổn phận của một sứ giả hòa bình, tuân thủ các quy định của Hiệp định và nguyên tắc của luật pháp quốc tế nhằm đảm bảo lợi ích chính đang cho các bên.

Những năm đầu thế kỉ 21, các hoạt động ngoại giao tiếp tục được mở rộng và đi vào chiều sâu, với việc trao đổi các đoàn cấp cao giữa hai bên. Năm 2017, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự APEC của Thủ tướng Canada Trudeau, hai bên đã nhất trí thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện, qua đó nâng quan hệ song phương lên một tầm cao mới. Điều này càng được nhấn mạnh thêm qua việc cả hai nước đều đã ký kết tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương vào năm nay.

Bà Deborah Paul, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Canada tại Việt Nam cũng cho rằng, dịp kỷ niệm 45 năm quan hệ Việt Nam - Canada là một cột mốc quan trọng trong quan hệ giữa hai nước. Mối quan hệ này là câu chuyện về hai nền văn hoá khác nhau kết nối bởi những công dân Việt Nam và Canada sinh sống, học tập và làm việc trên đất nước của nhau. Mối quan hệ song phương hướng đến xây dựng môi trường hoà bình, ổn định, an ninh và thịnh vượng cho hai quốc gia cũng như cho khu vực và thế giới.

Theo ông Eric-Norrmand Thibeault, Đại diện khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ OIF, Việt Nam và Canada đều là thành viên sáng lập của OIF từ năm 1970, lúc đó có tên Cơ quan hợp tác Văn hoá và Kỹ thuật Pháp ngữ - ACCT, chia sẻ với nhau những giá trị chung của cộng đồng Pháp ngữ như: tôn trọng đa dạng văn hoá, đa dạng ngôn ngữ, tình đoàn kết quốc tế và chủ nghĩa đa phương.

Trong các nhiệm vụ khác nhhau của Tổ chức Pháp ngữ (quản lý khủng hoảng, thúc đẩy kinh tế, hỗ trợ phát triển, hỗ trợ đối thoại văn hoá…) thì thế hệ trẻ chính là trọng tâm hành đầu của OIF. Trong đó, Việt Nam và Canada đã có những hỗ trợ quan trọng trong việc hình thành đối thoại cho thế hệ trẻ. Cả hai nước có sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả trong Nhóm các Đại sứ Pháp ngữ từ năm 1994 về việc đưa ra các hành động tập thể và tích cực cho việc lan toản giá trị Pháp ngữ và trong việc gìn giữ hoà bình. Đây cũng là những cam kết mới của Việt Nam và Canada khi hai nước đều đóng góp lực lượng của mình cho lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc.

Chia sẻ trong khuôn khổ Hội thảo, các cựu Đại sứ của hai nước (Đại sứ Marius Grinius, Đại sứ Nguyễn Thị Huyền…) đã nói về những thăng trầm của quan hệ song phương và các kỷ niệm đáng nhớ trong nhiệm kỳ của mình. Các diễn giả cũng đã trao đổi những đặc điểm trong quan hệ Việt Nam - Canada và triển vọng phát triển hợp tác song phương và trong khuôn khổ đa phương, đặc biệt là sau khi hai bên đã tham gia và phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Hội thảo đánh dấu bước khởi đầu của sự hợp tác giữa Học viện Ngoại giao (Việt Nam) và Đại học Laval (Canada).

Cuối cùng, Hội thảo đánh dấu bước khởi đầu của sự hợp tác giữa Học viện Ngoại giao và Đại học Laval (Canada), với hạt nhân là hai Khoa Chính trị quốc tế. Nhân dịp Hội thảo, TS. Phạm Tuấn Việt và GS. Erick Duchesne, Trưởng Khoa Chính trị của hai trường, đã trao Thoả thuận Hợp tác dưới sự chứng kiến của đại diện Bộ Ngoại giao, các Đại sứ và các đại biểu tham dự.

Các đại biểu tham dự Hội thảo.