Tưởng niệm 345 năm ngày sinh và trao tượng đồng danh nhân Nguyễn Quý Ân

(Mặt trận) - Danh nhân Nguyễn Quý Ân (1673-1722) là một trong ba danh nhân thuộc họ khoa bảng Nguyễn Quý nổi tiếng triều Lê Trung Hưng. Đây là một dòng họ đặc biệt, khi cả ba đời nối tiếp đều giữ các chức vụ trọng yếu trong triều đình.

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Tập trung vào 3 nhóm vấn đề

Để tưởng nhớ công lao của danh nhân Nguyễn Quý Ân, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức đúc tượng đồng và trao cho dòng họ Nguyễn Quý về thờ tại Từ đường dòng họ, tại tổ dân phố Đình, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Tượng đồng do nghệ sĩ Tạ Duy Đoán và nhóm các nghệ nhân đúc. 

Tượng danh nhân Nguyễn  Quý Ân được đúc nằm trong khuôn khổ cuộc vận động “Mỗi người một giọt đồng đúc tượng danh nhân”, do tạp chí Xưa và Nay thuộc Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khởi xướng. Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, đây là hoạt động nhằm tôn vinh trọn vẹn ba thế hệ dòng tộc đã có những đóng góp to lớn cho đất nước.

Dưới đây là những hình ảnh tại buổi lễ, do phóng viên Tạp chí Mặt trận ghi lại.

Sáng ngày 13/1/2019, tượng đồng danh nhân Nguyễn Quý Ân được trao cho dòng họ Nguyễn Quý, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Lãnh đạo Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và con cháu dòng họ Nguyễn Quý nghiêng mình kính cẩn trước tượng đồng danh nhân Nguyễn Quý Ân.

Theo gia phả dòng họ Nguyễn Quý, danh nhân Nguyễn Quý Ân là con trưởng của Thám hoa Nguyễn Quý Đức, cháu Đô đài Ngự sử Nguyễn Quý Cường, chắt Tả lễ công Phúc Thắng.

Tượng đồng danh nhân Nguyễn Quý Ân được long trọng rước lên kiệu tại sảnh nhà Bái đường Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Các cụ bô lão trong đội nghi lễ đón rước tượng đồng về Từ đường dòng họ Nguyễn Quý.

Con cháu dòng họ Nguyễn Quý và khách thập phương nô nức dự lễ rước tượng đồng về Từ đường dòng họ.

Kiệu do 8 người rước và 8 người đổi vai, một người cầm lọng.  

Các trai tráng khiêng kiệu rước tượng đồng ra ngoài Văn Miếu.

Nhiều du khách nước ngoài rất hào hứng khi tham quan Văn Miếu, vô tình gặp đoàn rước tượng đồng. Một du khách nước ngoài cho biết, đây là lần đầu tiên họ được chiêm ngưỡng cảnh kiệu rước tượng và vô cùng hào hứng với hoạt động mang đậm nét văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Tượng đồng danh nhân Nguyễn Quý Ân được rước ra cửa Văn Miếu - Quốc Tử Giám, để đưa về Từ đường dòng họ.

Tượng được rước về Từ đường dòng họ trong sự chứng kiến của đông đảo bà con nhân dân và khách thập phương.

Gần đến Từ đường dòng họ, đoàn các thanh, thiếu niên với trang phục quân kiệu chỉnh tề đón rước tượng đồng vào Từ đường dòng họ Nguyễn Quý tại Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội.

Tượng được rước dọc đường Đại Mỗ về Từ đường dòng họ Nguyễn Quý.

PGS.TS Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết, Nguyễn Quý là một trong những dòng họ có nhiều đời nối nhau làm quan và đóng góp rất lớn đối với sự phát triển của đất nước trên nhiều lĩnh vực… Tiêu biểu là gia đình danh nhân Nguyễn Quý Đức, ba đời kế tiếp nhau đỗ đạt cao và đều trở thành trụ cột của triều đình, là những danh nhân, danh thần. Cả ba cha con, ông cháu đều được truy phong Đại vương và Phúc thần.

Đông đảo bà con nhân dân xã Đại Mỗ đến xem cảnh rước tượng đồng danh nhân Nguyễn Quý Ân về Từ đường dòng họ.

Tượng đồng danh nhân Nguyễn Quý Ân được đưa vào nhà thờ Tam Đại vương.

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, đây là hoạt động nhằm tôn vinh trọn vẹn ba thế hệ dòng tộc đã có những đóng góp to lớn cho đất nước.