Vì là kỳ họp giữa kỳ nên hoạt động chất vấn không lựa chọn danh sách "cứng" các vị bộ trưởng, trưởng ngành lên "ghế nóng".
Bước sang tuần làm việc thứ 2, dự kiến, Quốc hội sẽ dành phần lớn thời gian cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn; Thảo luận ở hội trường về tình hình ngân sách, đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016-2020; Nghe tờ trình và thảo luận ở tổ về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.
Quốc hội không lựa chọn danh sách 'cứng" các vị bộ trưởng, trưởng ngành để chất vấn
Vì là kỳ họp giữa kỳ nên hoạt động chất vấn không lựa chọn danh sách "cứng" các vị bộ trưởng, trưởng ngành lên "ghế nóng".
Ở phiên đầu tiên của chương trình Chất vấn, Quốc hội sẽ nghe các báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV , nghe báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5.
Sau đó, đại biểu Quốc hội chất vấn các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XIV.
Thông thường, tại kỳ họp giữa năm của Quốc hội, Thủ tướng sẽ uỷ quyển cho một phó thủ tướng trực tiếp trả lời chất vấn, còn ở kỳ họp cuối năm thì đích thân Thủ tướng đăng đàn.
Tuy nhiên, theo thông báo mới nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ không trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội. Bất cứ thành viên Chính phủ nào cũng sẽ trả lời chất vấn nếu đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi.
Theo Lại Hoa/VOV1