Từ tai nạn của Lion Air nghĩ về an toàn bay

Cả thế giới xót thương, chia sẻ với gia đình các nạn nhân của chuyến bay số hiệu JT 610 của hãng Lion Air, cất cánh từ sân bay Jakarta lúc 6h20 ngày 29.10, giờ địa phương và mất liên lạc với kiểm soát không lưu lúc 6h33.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Thủ tướng: Thanh niên cần thực hiện '5 xung kích', '6 khát vọng' trong chuyển đổi số

Thường trực Ban Bí thư tiếp Đoàn đại biểu Đảng Lao động Triều Tiên

 Chiếc máy bay của hãng Lion Air rơi xuống biển với 189 người trên khoang. Ảnh: FinancialExpress.

Chiếc Boeing 737 dự kiến đáp xuống Pangkal Pinang lúc 7h30, nhưng không may, họ đã rơi xuống vịnh Karawang, tỉnh Tây Java. Hơn 180 người rơi xuống khu vực có độ sâu khoảng từ 30-35m. Cơ quan Tìm kiếm và Cứu hộ quốc gia Indonesia cho biết không có người nào còn sống sót.

Chưa có kết luận về nguyên nhân tai nạn, nhưng nếu không liên quan đến khủng bố, không tặc thì chủ yếu là nguyên nhân kỹ thuật. Chúng ta chờ đợi thông tin từ hộp đen và các cơ quan chuyên môn. 

Nhưng, một vụ tai nạn máy bay với hơn 180 nạn nhân, cũng gửi đến cho chúng ta thông điệp về an toàn bay. Chỉ khi tai nạn xảy ra, mới thấy an toàn là trên hết, nhưng khi chưa có tai nạn, đa số hành khách vẫn xem thường.

Bằng chứng là, khi tiếp viên nhắc vì lý do an toàn, hành khách tắt điện thoại, nhiều người vẫn thản nhiên sử dụng. Họ xem thường các quy định của hàng không, xem thường luôn chính tính mạng của mình.

Khi đến sân bay làm thủ tục, máy bay hoãn chuyến, chưa cần biết lý do, không ít người chửi bới, mạt sát, thậm chí hành hung nhân viên mặt đất. Trước hết, mắng chửi nhân viên làm thủ tục check in là quá vô lý, những người này chỉ biết làm đúng công việc được phân công, còn máy bay hoãn chuyến là ngoài trách nhiệm của họ và họ không kịp nắm thông tin để giải thích cho hành khách.

Có những lý do rất chính đáng, và chủ yếu là vì đảm bảo an toàn cho chuyến bay. Một cú chim va, các kỹ sư phải kiểm tra máy bay thật kỹ lưỡng, nếu không đảm bảo thì chiếc máy bay đó ngừng khai thác, phải điều một chiếc máy bay khác thay thế, vì vậy chuyến bay không thể đúng giờ theo kế hoạch. Không chỉ chuyến đó, mà còn ảnh hưởng dây chuyền các chuyến kế tiếp.

Nếu cẩu thả, có thể máy bay sẽ gặp tai nạn, thà muộn còn hơn không bao giờ đến.

Tương tự còn nhiều nguyên nhân khác, một cơn mưa lớn, một cơn bão đến, có khi do một hành khách tung tin thất thiệt. Đã có một số trường hợp hành khách dọa có bom, bắt buộc an ninh phải bỏ hết hành lý xuống và kiểm tra lại từ đầu, cũng chỉ vì hai chữ an toàn. Hành khách đi chuyến bay đó biết sự việc, nhưng hành khách ở điểm đến không biết, nghe tin bị hoãn chuyến, rất bức xúc.

Nhưng chúng ta phải tập làm quen với văn minh hàng không, tuyệt đối an toàn, không phải là tuyệt đối đúng giờ. Và vì tuyệt đối an toàn cho nên trên thế giới, năm 2017, tỉ lệ chuyến bay đúng giờ chỉ đạt 75-79%.