Trường hợp ông Đinh La Thăng là bài học cho mọi quan chức

Qua vụ việc này là bài học cảnh tỉnh cho tất cả các cán bộ, Đảng viên để tự răn mình, tự biết dừng lại trước mỗi việc làm sai trái.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Ngày 8/12, Bộ Chính trị đã quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng, sinh hoạt cấp uỷ (gồm cả sinh hoạt Ban Chấp hành Trung ương) đối với ông Đinh La Thăng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương từ ngày 8/12/2017 theo Quyết định khởi tố bị can số 522/C46, ngày 08/12/2017 và Lệnh bắt tạm giam số 134/C46, ngày 08/12/2017 của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an. Thời hạn đình chỉ được tính theo thời hạn quy định của pháp luật (kể cả gia hạn, nếu có).

Ông Đinh La Thăng

Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Kinh tế Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương và ông Đinh La Thăng thi hành Quyết định này.

Chiều cùng ngày, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã họp phiên bất thường, thông qua 2 Nghị quyết với sự đồng thuận của tất cả Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt, về việc cho thôi đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng.  Ông Đinh La Thăng liên quan đến hai vụ án kinh tế nghiêm trọng mà cơ quan Công an đang điều tra. 

Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang tiến hành điều tra 2 vụ án liên quan đến trách nhiệm của ông Đinh La Thăng: (1) Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật Hình sự); lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 Bộ luật Hình sự), gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc góp vốn của PVN vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại dương (Oceanbank); (2) Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật Hình sự) xảy ra tại Tổng Công ty Xây lắp dầu khí (PVC) liên quan Dự án Nhiệt điện Thái Bình II.

Ông Lù Văn Que - Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Trung ương cho rằng, trước hết, khi nghe thông tin về quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng, sinh hoạt cấp uỷ (gồm cả sinh hoạt Ban Chấp hành Trung ương) đối với ông Đinh La Thăng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng, bản thân ông và chắc chắn rất nhiều Đảng viên rất buồn.

“Không ai có thể vui được khi đồng chí của mình, đặc biệt lại là một cán bộ cao cấp vi phạm đến mức phải kỷ luật, bị khởi tố và bắt tạm giam. Một cán bộ đã trải qua nhiều vị trí công tác, được tôi luyện, thử thách qua nhiều lĩnh vực quan trọng sao lại mắc phải sai phạm nghiêm trọng đến như vậy. Qua đây cũng rút ra bài học sâu sắc cho nhiều cán bộ Đảng viên, nếu không ngừng trau dồi bản lĩnh chính trị, tư tưởng đạo đức, tha hóa biến chất thì kết cục như vậy chỉ là sớm hay muộn mà thôi”- ông Que nói.

 

Ông Lù Văn Que - Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Trung ương

Ông Lù Văn Que cho rằng, việc xử lý ông Đinh La Thăng như vậy là việc làm cần thiết, thể hiện tính nghiêm minh của Đảng, bản thân ông và đại đa số nhân dân rất ủng hộ, tin tưởng tuyệt đối vào sự quyết liệt của Đảng. “Trong thời gian vừa qua, theo tôi công cuộc chống tham nhũng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên thực sự là có thể coi là một bước đột phá, mà người khởi xướng là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bất kể cán bộ ở cấp nào, ngành nào nếu vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, không có “vùng cấm” nào trong việc xử lý cán bộ vi phạm”.

Làm nghiêm không phải là không đau xót trước sai phạm của đồng chí mình

Ông Que cho rằng, qua vụ việc này và những vụ việc cán bộ, đặc biệt là đảng viên vi phạm bị xử lý trong thời gian qua, như vụ kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh, vụ án Trịnh Xuân Thanh, vụ khởi tố 17 cán bộ, trong đó đa phần là Đảng viên vì có sai phạm trong công tác di dời, đền bù dự án thủy điện Sơn La… cho thấy một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái tư tưởng đạo đức, nếu không kịp thời chấn chỉnh sẽ nguy hại tới uy tín của Đảng, làm giảm lòng tin của nhân dân. “Tôi cho rằng đúng như Tổng Bí thư đã từng nhấn mạnh, xử lý một người để cứu muôn người. Nếu chúng ta cứ bao che, cứ làm nhẹ tội lỗi của cán bộ đảng viên vi phạm, thì dân nhìn vào còn biết tin ai. Mất lòng tin của dân là mất tất cả, có lòng tin của dân là có tất cả”.

Theo ông Lù Văn Que, với những người chức vụ càng cao, phải càng xử lý nghiêm minh mới đủ sức răn đe. “Làm nghiêm không phải là không đau xót trước sai phạm của đồng chí mình. Đã là Đảng viên, bất cứ ai mắc sai phạm phải nghiêm túc nhận khuyết điểm. Đã là đồng chí phải thẳng thắn trước khuyết điểm của nhau. Thực hiện nghiêm có tác dụng hơn ngàn lời nói. Có như vậy Đảng ta mới thực sự trong sạch, vững mạnh, mới củng cố được niềm tin của nhân dân. Qua đây cũng là bài học cảnh tỉnh tất cả các cán bộ, Đảng viên để tự răn mình, tự biết dừng lại trước mỗi việc làm sai trái”.

“Phải coi đây là việc làm hết sức bình thường, thường xuyên trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh, thực sự là công bộc của dân. Những người làm sai tùy mức độ vi phạm đều bị xử lý, từ đó mỗi người mới tự thấy được trách nhiệm của mình trước công việc, trước dân, trước Đảng và đất nước”- ông Que nhấn mạnh.