Tranh luận về dự án nạo vét sông “nở kinh phí từ chuột nhắt thành voi ma mút”

Câu chuyện về dự án nạo vét sông Sào Khê tăng mức đầu tư từ 72 tỉ lên gần 2.600 tỉ trở thành đề tài nóng nhất trong phiên thảo luận chiều 28.5 tại Quốc hội trong đó có đại biểu ví đây là hiện tượng “bột nở kinh phí” mà lúc đầu chỉ là con chuột nhắt để sau là con voi ma mút.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

 Dự án nạo vét sông Sào Khê.

Phát biểu tại nghị trường, đại biểu Nguyễn Anh Trí, đoàn Hà Nội cho rằng cử tri giật mình với 1 dự án nạo vét sông Sào Khê với phê duyệt ban đầu 72 tỉ nhưng sau đó cứ nở dần, nở dần lên đến gần 2.600 tỉ. “Thật là quá sức tượng tưởng, có thể nói cả thế giới khó có thể tìm ra loại bột nở nào mà làm nở kinh phí mà đầu tư lúc đầu chỉ là con chuột nhắt mà sau thành con voi, mà lại là voi ma mút, nhưng ở Việt Nam rất lạ là không ít dự án nở dần như vậy” đại biểu này thẳng thắn nhận định.

Ông đặt câu hỏi về việc hiện tượng này có ở các lĩnh vực từ đường xá, cầu cống, trường, tượng đài, bệnh viện cả vật thể và phi vật thể mà toàn là trăm là nghìn tỉ cả thì “Chính phủ lấy kinh phí ở đâu bù vào, ngân sách hàng năm đã được QH thông qua đã phân bổ hết?” Ông cũng đề cập tới vấn đề dự án chậm tiến độ mà nguyên nhân là do thiếu sâu sát, thiếu quyết tâm, thiếu phương pháp làm việc, thậm chí là thờ ơ, thiếu trách nhiệm. “Những cán bộ làm dự án thường sử dụng thì đặc biệt không có trong tiếng Việt đó là thì hiện tại tiếp diễn kéo dài, chúng tôi đang thúc đẩy tiến độ nhưng không biết bao giờ mới xong” ông Trí nói và cho rằng việc chậm tiến độ gây lãng phí và đầu tư các dự án nhưng không hiệu quả cũng khá phổ biến.

Tranh luận với đại biểu trí, đại biểu Bùi Văn Phương, đoàn Ninh Bình cho rằng không phải dự án nào điều chỉnh vốn đầu tư cũng là sai và nhận định về dự án nạo vét sông Sào Khê cần nhìn từ 72 lên 2.600 tỉ dự án đã đầu tư xây dựng thế nào. Ông Phương cung cấp thông tin rằng dự án này bắt đầu từ 2001, cách đây 16-17 năm với mục đích duy nhất là nạo vét sông phục vụ tưới tiêu nhưng sau đó điều chỉnh mục đích với 4 mục tiêu và trong gần 2.600 tỉ đầu tư chỉ có 1.400 tỉ ngân sách nhà nước.

Thông tin giải trình này lập tức nhận được 2 ý kiến tranh luận.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa, đoàn Tp HCM cho rằng không thể giải thích gì thêm về dự án này vì đã đội vốn 36 lần từ 72 tỉ lên gần 2.600 tỉ trong khi Ninh Bình đang có số nợ đọng hơn 5.000 tỉ mà chưa có phương án bố trí nguồn. Ông Nghĩa cho rằng riêng việc kéo dài dự án tới 16-17 năm đã là là không hiệu quả tạo gánh nặng của nền kinh tế và đề nghị Chính phủ cần thanh tra để khỏi cử tri phải băn khoăn, thắc mắc.

Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Anh Trí, Hà Nội lần thứ 2 lên tiếng nhấn mạnh về hiện tượng đầu chuột đuôi voi rất phổ biến khi xin dự án ban đầu chỉ nho nhỏ be bé sau nở dần. Ông cũng đề cập tới còn số 1.400 tỉ tiền của ngân sách nhà nước và đặt câu hỏi 1.400 tỉ đồng thì không nhiều à đồng thời đưa ra nhiều ví dụ về những nơi cần đầu tư mà không có tiền.