TPHCM: Đất công đang “chảy máu”

Câu chuyện đất công bị đem bán với giá rẻ bèo cho doanh nghiệp tư nhân ở TPHCM hiện đang nóng hơn bao giờ hết với việc phát hiện ra hàng loạt trường hợp bán hoặc cho thuê với giá quá thấp so với giá thị trường, gây thất thoát hàng nghìn tỉ đồng cho ngân sách.

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Tập trung vào 3 nhóm vấn đề

Khu đất vàng tại địa chỉ số 8-12 Lê Duẩn được duyệt bán cho tư nhân với giá hơn 600 tỉ đồng trong khi đó nếu bán đấu giá theo giá thị trường sẽ có giá trị hơn 2.000 tỉ đồng. Ảnh: P.V

Bán rẻ chỉ bằng 1/3 giá thị trường

Tiếp sau việc Thành uỷ TPHCM yêu cầu huỷ hợp đồng bán đất giữa Cty Tân Thuận và Cty Quốc Cường Gia Lai vì định giá quá thấp, mới đây Thanh tra Chính phủ cũng vừa có kết luận thanh tra gửi Thủ tướng về việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng khách sạn cao cấp, thương mại, dịch vụ, căn hộ cho thuê tại số 8-12 Lê Duẩn, quận 1, TPHCM. Qua đó, cơ quan này cũng kiến nghị thu hồi khu đất vàng này và thực hiện bán đấu giá theo quy định vì có quá nhiều sai phạm.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, UBND TPHCM có sai phạm trong việc không tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá tài sản trên đất tại khu nhà đất số 8-12 Lê Duẩn. Khu đất này cần thiết phải áp dụng đơn giá cho thuê thương mại, dịch vụ và khách sạn cao cấp cao hơn đơn giá Sở Tài chính đề xuất và trình UBND TPHCM phê duyệt.

Cũng theo Thanh tra Chính phủ, với giá thị trường trên mặt đường Lê Duẩn đang ở mức khoảng 400 triệu đồng/m2, nếu đấu giá khu nhà đất này sẽ thu về trên 2.000 tỉ đồng. Đơn cử như trên cùng một con đường Lê Duẩn này có khu đất rộng hơn 3.000m2 được đem bán đấu giá cùng thời điểm có giá bán gần 1.500 tỉ.

Không những bán giá rẻ bèo cho tư nhân, lô đất vàng trong thời gian qua chỉ để dùng làm bãi giữ xe. Trong khi đó, theo thông tin chúng tôi biết được, các ông chủ của dự án này cũng đang tìm đối tác để sang nhượng với mức giá chào bán không dưới 2.000 tỉ đồng. Và như vậy, nếu suôn sẻ, các Cty này bỏ túi khoản lợi nhuận khổng lồ mà không hề phải “đổ giọt mồ hôi” nào.

Mới đây nhất, qua giám sát của Đoàn đại biểu HĐND TPHCM, hàng loạt địa chỉ đất công có vị trí “kim cương” trên địa bàn thành phố do Cty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà TPHCM (HMTC) được chuyển nhượng với giá quá rẻ so với giá thị trường.

Cụ thể khu nhà đất ở địa chỉ số 2 - 4 - 6 Đồng Khởi (Q.1) có diện tích khu đất là 1.512m2, diện tích sử dụng là 2.084m2 nằm vị trí “kim cương” góc đường Đồng Khởi với Tôn Đức Thắng. Khu nhà đất này trước đây là văn phòng làm việc của TCty thủy sản VN (Seaprodex).

Đến ngày 10.12.2015, UBND TP duyệt giá bán cho Seaprodex là 560 tỉ đồng, khoảng 370 triệu đồng/m2 đất, chưa tính phần công trình phía trên là một tòa nhà lớn.

Hay như khu đất 85 Đồng Khởi (Q.1) có diện tích đất là 78,8m2, diện tích sử dụng là 252,65m2 được TP bán cho Công ty Cổ phần quê hương Liberty ngày 5.10.2015 là 32,4 tỉ đồng, tương đương 411 triệu đồng/m2 đất, nếu tính cả diện tích sử dụng chỉ có giá 128 triệu đồng/m2.

Một khu đất khác là 121-123-125 Hàm Nghi (Q.1), rộng 210m2 được duyệt bán năm 2014 với giá 48,5 tỉ đồng, bình quân giá đất là 230 triệu đồng/m2, còn nếu tính cả diện tích sử dụng chỉ 54 triệu đồng/m2.

Theo tính toán của các đại biểu HĐND, mức giá bán các khu đất như trên là quá rẻ so với giá thị trường. Bởi giá đất ở đường Đồng Khởi từ lâu đã xác lập hơn 1 tỉ đồng/m2.

Ở thời điểm năm 2015, TP đã đem đấu giá khu đất 23 Lê Duẩn (Q.1) rộng hơn 3.000m2đã thu về 1.430 tỉ đồng, tương đương 476 triệu đồng/m2; trong khi đó nếu xét vị trí thì đường Đồng Khởi đắc địa hơn Lê Duẩn rất nhiều lần.

“Đất vàng” cho thuê giá bèo

Trong chương trình giám sát của Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND TP, nhiều địa chỉ đất công đã bị điểm danh là đang cho thuê với giá rẻ, thậm chí có những vị trí đất vàng được cho thuê với mức giá được phê duyệt từ cách đây hơn 15 năm.

Đơn cử, nằm ngay “khu đất vàng” của quận 1, nhà đất số 8 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé đang do Cty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà TP quản lý. Nhà, đất này có diện tích khuôn viên 771m2 với diện tích sử dụng gần 10.000m2.

Năm 2007, Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP ký hợp đồng cho Công ty Vạn Thịnh Phát thuê khu đất với giá 135.000USD/tháng (trung bình hơn 13,5USD/m2/tháng).

Thời hạn thuê 20 năm, từ năm 2007 đến 2027. Theo hồ sơ mà chúng tôi có được, hiện nay Vạn Thịnh Phát cho thuê lại với giá khoảng 28USD/m2/tháng.

Cũng một địa chỉ “đất vàng” khác, mặt tiền số 201 Võ Thị Sáu, phường 7, quận 3 cũng được cho thuê giá rẻ bèo. Diện tích khuôn viên của căn biệt thự này là 1.413m2, Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP đã ký hợp đồng cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển xây dựng thuê 234 triệu đồng/tháng, trong thời hạn 2003-2017. Tính ra bình quân mỗi mét vuông khoảng 166.000 đồng.

Thanh tra TPHCM cho hay, quá trình thanh tra 10 đơn vị giai đoạn từ năm 2016 - 2017, cơ quan này đã phát hiện 103 trường hợp vi phạm. Trong số đó, TCty Nông nghiệp Sài Gòn - TNHH MTV chiếm số lượng nhiều nhất với 32 trường hợp.

Tương tự, các sai phạm nghiêm trọng cũng xảy ra tại TCty văn hóa Sài Gòn (100% vốn nhà nước) với 19 mặt bằng, nhà đất, trong đó có các địa chỉ “đất vàng” như số 271 Nguyễn Trãi (P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1), số 6 Ngô Thời Nhiệm (P.7, Q.3), số 207 Đinh Tiên Hoàng (P.Tân Định, Q.1); tại TCy Du lịch Sài Gòn với 14 mặt bằng, trong đó có các cơ sở ở số 2 Hàn Thuyên (P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức), số 44/14 Nguyễn Văn Đậu (P.6, Q.Bình Thạnh), 1147 Xô Viết Nghệ Tĩnh (P.28, Q.Bình Thạnh), 1019 Bình Quới (P.28, Q.Bình Thạnh), số 1223 đường 3 Tháng 2 và 1275 đường 3 Tháng 2 (P.6, Q.11)…

Không thể có vùng cấm trong việc thu hồi đất công

Các chuyên gia cho rằng, có nhiều nguyên nhân khiến tình trạng lãng phí đất công diễn ra tràn lan, đụng tới đâu là phát hiện tới đó. Thứ nhất, đối với quỹ nhà, đất có nguồn gốc công sản, giá đất thuê rẻ hơn so với giá thị trường là động cơ để các DN Nhà nước cho thuê lại đất nhằm hưởng mức chênh lệch giá.

Thứ hai, về mặt quản lý, nhiều đơn vị khác nhau được giao quản lý đất dẫn đến chồng chéo. Thứ ba, các văn bản pháp luật có liên quan chưa thống nhất, đồng bộ khiến hạn chế việc xử lý sai phạm.

TS Trương Huy Mai cho rằng, để xảy ra tình trạng lãng phí đất công, trách nhiệm trước hết thuộc về người đứng đầu các doanh nghiệp nhà nước.