Tổng Thanh tra Chính phủ: “Con người ta thấy tiền đặt trước mặt, lòng tham dễ phát sinh”

Chiều 9/11, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

 Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái (Ảnh: QH)

Nhấn mạnh đã sửa luật thì chất lượng luật phải cao hơn, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái nêu quan điểm: Dự án Luật này  đã được cho ý kiến qua 2-3 kỳ họp. Quan điểm của tôi thì nên chậm một chút nhưng chắc, chất lượng cao hơn, tổ chức thực hiện được khả thi.

Theo ông Khái, trên cơ sở đánh giá 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ đã nêu những điều làm được và hạn chế. Do đó, Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) lần này phải tập trung vào “phòng là chính”, phải thiết kế làm sao để người có ý đồ tham nhũng không tham nhũng được.

“Điều quan trọng nhất là phải xây dựng được các công cụ để phòng ngừa tham nhũng. Nếu chúng ta làm tốt điều này thì tổ chức thực hiện hiệu quả mới cao, sẽ bịt được các kẽ hở để hạn chế tham nhũng, từ đó sẽ ít phải xét xử, xử lý các vụ án tham nhũng. Còn để xảy ra tham nhũng rồi, xử lý các vụ việc thì đều rất đau lòng, xử tù tội, tử hình một con người sẽ ảnh hưởng đến cả gia đình, dòng tộc, rất đau xót”, ông Khái nói.

Theo ông Khái, con người mà khi thấy để tiền ra trước mặt thì lòng tham dễ phát sinh. Mình không để xảy ra chuyện này thì sẽ không có tham nhũng. Còn khi đã xảy ra tham nhũng rồi thì phải tập trung phát hiện, không để lọt. Phát hiện được rồi thì phải xử lý cương quyết để không dám tham nhũng nữa.

Chia sẻ kỹ hơn về các công cụ để kiểm soát, ngăn chặn tham nhũng, ông Khái cho rằng có rất nhiều công cụ. Thứ nhất là thiết kế quy chế chặt chẽ về tiêu chuẩn cán bộ, định mức công tác hay việc chuyển công tác vì “cán bộ làm lâu một vị trí sẽ có quan hệ". Thứ hai là phải quản lý được tài sản của cán bộ, buộc công khai tài sản phải trung thực, xác minh nguồn gốc tài sản…

Ông Khái mong muốn các ĐBQH thảo luận, góp ý Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) để làm sao thiết lập được khuôn khổ pháp lý thật chặt, không có kẽ hở cho các đối tượng lợi dụng để tham nhũng và có cơ chế kiểm soát.