Tố cáo nặc danh cũng là kênh thông tin quan trọng

Đóng góp ý kiến về Dự án Luật Tố cáo diễn ra ngày 8.11, đại biểu Bùi Văn Cường đặt vấn đề, tại sao đơn thư tố cáo mạo danh được tiếp nhận thì đơn thư nặc danh lại không được xem xét.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Củng cố, phát triển quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Cuba ngày càng bền chặt

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại An Giang

Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

 Đại biểu Bùi Văn Cường (Gia Lai). Ảnh: Đ.T.

Điều đó rất dễ xảy ra tình trạng lấy lý do theo quy định của pháp luật không giải quyết thì chúng tôi không giải quyết, dẫn tới việc có thể bỏ lọt, bỏ sót vi phạm.

Vấn đề đại biểu Bùi Văn Cường nêu ra là một thực tế cần xem xét để bổ sung quy định cho đạo luật này. Bởi vì, chính danh, mạo danh hay nặc danh đều là kênh thông tin, điều quan trọng là tiếp thu và xử lý thông tin có khách quan, khoa học và công tâm hay không. Muốn đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, thì bất cứ kênh nào cung cấp được thông tin có nội dung rõ ràng đều là cần thiết. Nói như ông Bùi Văn Cường: “Khi nhận được đơn thư tố cáo nặc danh nhưng có nội dung thông tin rõ về người vi phạm thì đã đủ điều kiện để xem xét xử lý”. 

Không ít trường hợp người tố cáo có đầy đủ thông tin, chính xác và trung thực, nhưng họ không dám ra mặt vì sợ liên tụy đến bản thân, gia đình, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Nếu như có quy định tiếp nhận đơn thư nặc danh, sẽ tạo điều kiện cho cán bộ, người dân tham gia tố cáo. Còn phân loại, sàng lọc đơn thư là công việc và trách nhiệm của người lãnh lương của dân.

Đại biểu Bùi Văn Cường còn đặt vấn đề về quy định chế tài đối với người tiếp nhận, giải quyết tố cáo có hành vi tiết lộ danh tính của người tố cáo. Nếu chỉ phê bình, rút kinh nghiệm, kiểm điểm sâu sắc thì không được mà phải quy định chế tài cụ thể.

Ý kiến của đại biểu Bùi Văn Cường gợi nhớ vụ việc xảy ra tại Đồng Tháp mới đây, công dân gửi đơn tố cáo sai phạm, chủ tịch lại ký quyết định về việc thụ lý giải quyết và giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo công dân, trong đó ghi rõ tên tuổi, địa chỉ của người tố cáo. Và hài hước là ở chỗ, chính người bị tố cáo nhận quyết định “thụ lý và giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo”. Không chỉ riêng một trường hợp tiết lộ danh tính người tố cáo xảy ra ở Đồng Tháp, có điều không bị báo chí phát hiện nên không ai biết mà thôi. Vi phạm tiết lộ danh tính người tố cáo, nhưng xử lý như thế nào? Cũng xuê xoa cho qua, rõ ràng chưa nghiêm. Luật thì không thể không nghiêm.

Còn nữa, phải bảo vệ danh tính người bị tố cáo. Khi chưa làm rõ, để tên tuổi của người bị tố cáo bêu riếu trên các kênh thông tin, mạng xã hội thì về sau có sửa sai cũng không kịp.