Tinh giản bộ máy - Bộ Nội vụ đang tiên phong

Chỉ cần giảm được 57.000 biên chế dư thừa, chỉ cần tinh giản bớt được bộ máy đang quá khổng lồ 1,36 triệu công chức, 49.000 đơn vị sự nghiệp công lập nhà nước phải chi trả thường xuyên thì đó là cách mà Bộ trưởng Nội vụ giúp được nhiều nhất cho dân.

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

“Tôi không bao giờ để tài liệu quá 1 ngày mà các đồng chí để 3, 4 ngày là không được đâu” - lời Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân.

Phải nhìn nhận công bằng, Bộ Nội vụ đang là đơn vị tiên phong trong việc tinh gọn bộ máy. Bộ không còn cấp phòng trong vụ. Từ 6 đơn vị đào tạo, giờ giảm xuống còn 2. Và trong cuộc làm việc với tổ công tác của Thủ tướng chiều 27.6, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cam kết “sẽ giảm từ 15% trở lên” đối với số biên chế. Và mốc thời gian ông đưa ra là “tới 2021”. 

Một bộ là cơ quan thường trực cải cách hành chính của Chính phủ, một ngành gánh trọng trách nặng nề liên quan đến tổ chức, bộ máy, biên chế, con người đi đầu trong cải cách, tinh gọn phải nói là rất đáng biểu dương.

Chỉ có điều, việc của Bộ Nội vụ không chỉ là tạo “điểm sáng” trong nội bộ ngành.

Chúng ta đang có những con số rất cồng kềnh.

Tổng số đơn vị thuộc khối hành chính sự nghiệp (bao gồm cả khối đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức đoàn thể, hiệp hội, tổ chức phi chính phủ) lên tới 143.700 đơn vị. Khu vực hành chính sự nghiệp chứa 3,8 triệu người. Các đơn vị sự nghiệp, công lập là 70.700, với 2,45 triệu người. Đáng chú ý, số đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi hoạt động thường xuyên vẫn chiếm tỉ trọng cực cao: 49.000 cơ sở và 1,36 triệu người, chiếm 70% số cơ sở và 55,4% số lao động (số liệu 2017 của Tổng cục Thống kê). Mới nhất, báo cáo Chính phủ cho biết phát hiện thừa 57.000 biên chế.

Trong khi đó, kết quả 2 năm thực hiện tinh giản đưa ra một con số bất ngờ: Tăng thêm 96.000 người, kéo theo chi thường xuyên tăng 16,25%. Có nghĩa là bộ máy vừa lớn, vừa cồng kềnh, vừa thừa, trong hoàn cảnh thời sự là sức ép cải cách lương vừa được Quốc hội thông qua.

Trong buổi làm việc chiều 27.6, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh mấy vấn đề Thủ tướng lưu ý đối với Bộ Nội vụ, mà then chốt nhất là tinh giản biên chế và vấn đề tiền lương.

Đề bài ấy thật ra đúng logic và giản dị thôi. Bởi lương không thể cải cách được nếu biên chế không giảm. Và việc của Bộ trưởng, thật ra chỉ là làm một phép trừ, trừ bớt những thừa thãi, tinh gọn bớt những cồng kềnh. Vẫn biết phép trừ ở đây không đơn giản: Trừ đối tượng hết sức nhạy cảm - con người. Nhưng đó lại là điều mà cử tri, nhân dân thực sự mong mỏi.