Thực hư thông tin "20 người dân tộc Mày sợ Covid-19, trốn vào rừng"

Chủ tịch UBND huyện; Bí thư Đảng uỷ xã Trọng Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) cho biết, thông tin "20 người dân tộc Mày sợ Covid-19 trốn vào rừng" là chưa đúng.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ vì sự phát triển của đất nước

Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia

Liên quan tới thông tin “20 người dân tộc Mày tại Quảng Bình xem tivi, sợ Covid-19, trốn vào rừng”, lãnh đạo huyện Minh Hoá và xã Trọng Hoá lên tiếng với PV.

Cụ thể, chiều 8/4, ông Bùi Anh Tuấn - Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa nói: “Thông tin 20 người Mày ở xã Trọng Hoá xem tivi, sợ Covid-19, trốn vào rừng là chưa đúng. Hôm nay huyện cử người xuống xác minh sự việc, bà con người Mày vừa vào rừng làm rẫy. Nhiều người bảo do con nghỉ học nên cho con theo lên rẫy chứ không phải xem tivi, sợ Covid-19 mà trốn vào rừng. Ngày mai, chúng tôi sẽ có báo cáo cụ thể về sự việc này”.

 

Một khu vực người Mày sinh sống (ảnh minh họa).

Cũng liên quan tới thông tin trên, bà Hồ Thị Thoi - Bí thư Đảng uỷ xã Trọng Hóa khẳng định: “Có khoảng 20 người tộc Mày (thuộc dân tộc Chứt) sống ở vùng Lòm, xã Trọng Hóa, Minh Hóa hẹn nhau mang thức ăn, nước uống vào rừng cách chỉ vài cây số để làm mùa lúa vào ngày 5/4. Họ đưa theo con đi vì ở nhà không có ai trông coi”.

“Không có chuyện người Mày xem tivi, sợ Covid-19 bỏ vào rừng để trốn. Mùa này là mùa làm nương rẫy, làm xong họ về chứ không phải sợ gì mà trốn vào rừng. Từ trước đến nay trên địa bàn xã chưa có việc bà con sợ dịch bệnh rồi trốn vào rừng”, bà Thoi cho biết thêm.

Theo bà Hồ Thị Thoi, sáng 8/4, nhiều hộ vào rừng làm nương rẫy đã về nhà, xã cử người đến tìm hiểu sự việc và họ nói làm xong việc nên về.

Qua điện thoại, ông Đinh Văn Lĩnh - Phó Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa thông tin thêm với Dân Việt: “Chúng tôi đã vào trực tiếp xác minh. Không có việc người Mày vào rừng để trốn dịch bệnh. Họ vào rừng để làm nương rẫy, mang theo thức ăn rồi dựng lán trại ở trong rừng để nghỉ ngơi sau khi làm. Hiện vẫn còn vài người ở lại trong đó để làm nương rẫy và giữ ngô khỏi bị động vật phá”.