Thúc đẩy dòng chảy thương mại và đầu tư Mekong-Nhật Bản

(Mặt trận) - Sáng nay 13/11, nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cùng Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đồng chủ trì Hội nghị cấp cao Hợp tác Mekong-Nhật Bản lần thứ 12 theo hình thức trực tuyến, với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đồng chủ trì Hội nghị cấp cao Hợp tác Mekong-Nhật Bản lần thứ 12 theo hình thức trực tuyến - Ảnh: VGP/Quang Hiếu  

Hội nghị là hoạt động thường niên của lãnh đạo các nước Mekong và Nhật Bản, với nội dung chính là rà soát tiến trình hợp tác trong năm qua và thảo luận phương hướng nâng cao hiệu quả hợp tác trong giai đoạn tới.

Các nhà lãnh đạo đánh giá cao hợp tác của Nhật Bản với các nước Mekong trong cuộc chiến chốngCOVID-19 cũng như kết quả hợp tác trong hơn một thập kỷ qua. Hội nghị ghi nhận những tiến triển trongtriển khai Chiến lược Tokyo 2018, Tầm nhìn Phát triển công nghiệp Mekong 2.0, Sáng kiến Mekong-Nhật Bản về các Mục tiêu phát triển bền vững hướng tới 2030, Sáng kiến KUSANONE Mekong về phát triển bền vững... Bên cạnh đó, lãnh đạo các nước Mekong hoan nghênh những sáng kiến do Thủ tướng Suga Yoshihide đề xuất tại Hội nghị, bao gồm Sáng kiến Đối tác Đầu tư vì Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) Mekong, hợp tác tăng cường chuỗi cung ứng khu vực và các chương trình nâng cao năng lực trong một số lĩnh vực chuyên ngành.

Tại Hội nghị, lãnh đạo các nước đánh giá kinh tế thế giới nói chung và khu vực Mekong nói riêng đang tiếp tục đối mặt với những thách thức to lớn do đại dịch COVID-19, thiên tai và các bất ổn địa chính trị. Trong bối cảnh đó, các nhà lãnh đạo tái khẳng định nỗ lực chung vừa phòng chống, ứng phó với dịch bệnh, vừa tái thiết nền kinh tế. Các nhà lãnh đạo nhất trí cần tăng cường hơn nữa kết nối, nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển kinh tế kết hợp bảo vệ môi trường, giảm thiểu hậu quả thiên tai, gia tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng và quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong, chuyển đổi kỹ thuật số để nắm bắt cơ hội từ CMCN 4.0, thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng khu vực.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu  

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định đóng góp quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược Mekong-Nhật Bản đối với phát triển kinh tế xã hội của các nước thành viên cũng như đối với hòa bình, ổn định và phồn vinh ở khu vực. Thủ tướng cũng chỉ ra một số định hướng cho phát triển của hợp tác Mekong-Nhật Bản giai đoạn tới, theo đó, nhiệm vụ cấp bách là tiếp tục kiểm soát tốt đại dịch COVID-19 và từng bước phục hồi kinh tế, hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp nối lại hoạt động sản xuất, kinh doanh trong môi trường “bình thường mới”. Để làm được điều này, các bên cần: (i) Thúc đẩy dòng chảy thương mại và đầu tư giữa 6 nước, phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh và sự bổ trợ của các nền kinh tế; (ii) Tăng cường hợp tác về y tế thông qua chia sẻ thông tinvà biện pháp ứng phó dịch COVID-19; hợp tác nghiên cứu dịch tễ học, phát triển và sản xuất vaccine, bảo đảm tiếp cận vaccine công bằng và hợp lý cho tất cả các nước; (iii) Tăng cường hợp tác về quản lý bền vững nguồn nước Mekong, ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu, trong đó chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao năng lực cảnh báo sớm, phòng chống hạn hán và lũ lụt và phát triển nông nghiệp thông minh.

Kết thúc Hội nghị, các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố chung Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 12 và nhất trí tổ chức Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 13 trong năm 2021 tại Nhật Bản./.