Thủ tướng lo lắng vì “cơn lốc” mang tên Giáo sư, Phó giáo sư

Thủ tướng cần làm thật nghiêm, rà soát kỹ việc xét tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư thì dân mới không tôn sùng nhầm mấy kẻ “đạo danh”.

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Tập trung vào 3 nhóm vấn đề

Thủ tướng đã chính thức phát đi yêu cầu Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước nghiêm túc xem xét, rà soát kỹ lưỡng bảo đảm chất lượng các ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017.

Chỉ đạo này của Thủ tướng được đưa ra đúng lúc những nghi ngờ xung quanh việc xét chức danh giáo sư, phó giáo sư đang ở cao trào. Sở dĩ, dư luận quan tâm vì giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc, được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển, sự hưng thịnh, tồn vong của đất nước.

 Dư luận lo ngại về chất lượng phó giáo sư, giáo sư!

Nhìn vào số lượng giáo sư, phó giáo sư đạt chuẩn đợt này, nhiều người vô cùng băn khoăn, lo lắng, trước hết là bởi sự ồ ạt, tăng đột biến. Thế nhưng, nhìn vào bản đồ đánh giá chất lượng giáo dục thế giới, Việt Nam còn nằm ở mãi đâu đó... Nhìn vào danh sách các trường đại học hàng đầu thế giới, Việt Nam không có.

Mới đây nhất, theo bảng xếp hạng thường niên của Times Higher Education (THE), có đến 350 trường được xếp hạng, từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng không có trường đại học nào của Việt Nam.

Việt Nam có một đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ rất hùng hậu, nhưng vì sao lại không có tên tuổi, không thấy xuất hiện trong bất cứ đánh giá, xếp hạng nào của các tổ chức quốc tế, điều này có đáng phải suy ngẫm không, khi mà chúng ta chỉ “đóng cửa” rồi tung hô, vinh danh  nhau nhưng khi ra biển lớn thì lại “chìm nghỉm”?

Khi mà mọi đánh giá, xếp loại đều chưa minh bạch, vẫn dựa trên quan hệ thân hữu, xin – cho… thì việc có một lực lượng hùng hậu hàng đầu mà chất lượng không biết đứng ở đâu là điều rất dễ hiểu. Chính cách làm việc theo kiểu ban phát đã tạo sự không công bằng với những người có cống hiến, trình độ thực sự, rất dễ tạo những phản ứng tiêu cực ở những nhà giáo, nhà khoa học chân chính. Người Việt ta có truyền thống “tôn sư trọng đạo”, chính vì thế, Thủ tướng cần làm thật nghiêm thì dân mới không bị tôn sùng nhầm vào mấy kẻ “đạo chích”.

Chỉ đạo lần này của Thủ tướng được phát đi đã thêm một lần nữa tạo niềm tin của nhân dân vào quyết tâm xây dựng một chính phủ kiến tạo, phát triển, hành động, có kỷ cương, kỷ luật.

Nhân đà này, rất mong Thủ tướng cho thực hiện một cuộc tổng rà soát về qui trình, chất lượng đào tạo tiến sĩ, phong hàm giáo sư, phó giáo sư ở nước ta. Bởi theo giám sát của người dân, nếu làm nghiêm sẽ có không ít vị sẽ phải trả mũ áo để không còn là “sư”, là “sĩ”! Bởi thực tế, có rất nhiều vị đang sử dụng bằng biếu, bằng mua nhưng được hợp lý hoá, làm đẹp trong nhiều tập hồ sơ của các cán bộ, công chức, viên chức.