Thủ tướng: Cương quyết di dân khỏi vùng nguy hiểm, cần thiết cưỡng chế

Thủ tướng chỉ đạo, nếu phải di dời dân, cần thiết phải ra lệnh cưỡng chế vì tính mạng của nhân dân, huy động tất cả lực lượng cả chính quy và dự bị đều phải trực.

Chủ tịch nước Lương Cường: Toàn quân thực hiện nghiêm đường lối quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan của Đảng, MTTQ về Nghị quyết số 18-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Trước diễn biến phức tạp của đợt mưa lũ, ngày 12/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hủy các cuộc làm việc tại Hải Phòng dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ về Ninh Bình chỉ đạo ứng phó với tình trạng ngập lụt, bảo vệ an toàn đê điều.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đi dọc tuyến đê Hoàng Long thị sát và kiểm tra trực tiếp công tác ứng phó với mưa lũ tại Đập tràn Lạc Khoái, xã Gia Lạc, huyện Gia Viễn, Ninh Bình.

 Thủ tướng nghe lãnh đạo tỉnh Ninh Bình báo cáo về công tác chống lũ

Tại đập tràn Lạc Khoái, Thủ tướng đã nghe lãnh đạo tỉnh Ninh Bình báo cáo về công tác chống lũ, phương án ứng phó với tình huống xấu có thể xảy ra. Sau đó, Thủ tướng đã đi ca nô trên sông Hoàng Long để thị sát tinh hình lũ.

Theo báo cáo sơ bộ của huyện Gia Viễn, mưa lũ đã làm cho 1.700 ha lúa của huyện bị ngập úng, có 200 ha bị mất trắng; 153,7 ha rau màu bị dập nát; 520 ha nuôi trồng thủy sản bị ngập trắng; lũ cuốn trôi nhiều gia súc, gia cầm; 853 ngôi nhà bị ngập, trong đó có 600 ngôi nhà ở thôn Kênh Gà bị ngập hoàn toàn; sạt lở 2 km kênh cứng, 6 km kênh nội đồng, 45 m kênh ven đê (Gia Hòa) và 30 m đê (Gia Vân); vỡ 2 đập tràn đất ở Gia Hưng...

Trực tiếp chỉ đạo tại hiện trường, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao tinh thần chủ động của tỉnh Ninh Bình trong việc hạn chế thiệt hại, chỉ đạo di dân, chủ động phương án phân lũ, theo dõi sát tình hình, có căn cứ khoa học chưa phá đê xả lũ khi mực nước đã dâng trên 5,50 m. Đến nay, phương án này được xem là sáng suốt, giảm thiểu thiệt hại cho người dân.

"Việc kịp thời báo động trực ban theo dõi trong lúc này chưa phải là hết, phải tiếp tục tăng cường nhất là những đoạn đê có nước tràn qua. Tiếp tục có các phương án gia cố vì chỉ cần nước dâng từ 50 phân nữa là rất nguy hiểm nhất là trong thời điểm dự báo thời gian tới thời tiết rất cực đoan", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, theo dự báo nguy cơ mưa lớn vẫn còn khi áp thấp nhiệt đới có khả năng thành bão, cùng với gió mùa Đông Bắc tràn về, do đó Thủ tướng yêu cầu, các cấp chính quyền trên địa bàn tiếp tục theo dõi sát tình hình thời tiết, trực ban 24/24h, thành lập ban chỉ huy ngay tại đập tràn, tổng kiểm tra, gia cố hệ thống đê điều - hiện đã no nước, có nguy cơ thẩm thấu.

Thủ tướng nhấn mạnh, đây là điều rất quan trọng khi mà "nước dâng 5-10 cm nữa là rất nguy hiểm". Tinh thần là cương quyết di dân khỏi vùng nguy hiểm, tiến hành cưỡng chế di dời khi cần thiết, nhằm đảm bảo tốt nhất an toàn tính mạng và tài sản của người dân.

"Nếu phải di dời dân tôi đề nghị đảm bảo an ninh trật tự thậm chí ra lệnh cưỡng chế vì tính mạng của nhân dân, huy động tất cả lực lượng cả chính quy và dự bị đều phải trực. Đây cũng chính là thử thách của chính quyền địa phương trong việc ứng phó với mưa lũ đảm bảo giao thông và an ninh trật tự", Thủ tướng nhấn mạnh.

Trước đó, tỉnh Ninh Bình đã phát lệnh “hộ đê toàn tuyến”, dự báo mưa vẫn chưa dứt, mực nước tại Hưng Thi còn lên cao, do vậy lũ trên sông Hoàng Long vẫn còn khả năng tiếp tục lên. Trong trường hợp mực nước tại bến Đế đạt 5m3 thì phải xả tràn Lạc Khoái nhằm đảm bảo an toàn cho các tuyến đê vùng hạ lưu và nhất là đê tả Hoàng Long. Hiện tỉnh Ninh Bình đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương phải chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện ứng trực tại vị trí được giao, khi sự việc xảy ra.