Thay vì phê phán, hãy đưa ra giải pháp

“Vai trò của nhà báo sẽ phải có sự thay đổi. Từ chỗ nhà báo nêu ý kiến của mình là chính giờ chuyển sang hình thức ý kiến của nhà báo cùng với ý kiến của người dân và ý kiến của các nhà khoa học để đưa ra giải pháp.

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Tập trung vào 3 nhóm vấn đề

 Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: SGGP

Chúng ta phải làm thế nào để ngày càng có nhiều bài báo từ phê phán thành đưa ra giải pháp”, đó là ý kiến của Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân tại tọa đàm Báo chí - Xuất bản sáng tạo, đồng hành cùng thành phố, vì cả nước diễn ra ngày 19/6.

Trong nội dung của phát biểu trên, có từng ý được nêu ra rất rõ, trước hết là nhà báo phải nêu ra ý kiến của dân. Nhà báo ngoài việc nêu quan điểm của cá nhân, còn phải lắng nghe ý kiến của dân, nguyện vọng của dân, để rồi nói lên tiếng nói của dân. Chỉ khi nói lên được tiếng nói của người dân, khi đó báo chí thở hơi thở của cuộc sống, và đó cũng chính là đòi hỏi của cuộc sống.

Tiếng nói của dân phải đến được với chính quyền, với những người có trách nhiệm lãnh đạo, điều hành.

Thứ hai là ý kiến của các nhà khoa học. Có nhiều vấn đề không thể phê phán bằng cảm tính mà cần phải có chuyên môn mới thấy được đúng sai, hay dở, cho nên đòi hỏi phân tích của các chuyên gia. Phê phán nhưng phải đúng, công bằng, không áp đặt ý chí cá nhân, cảm tính, nói quá sự thật, nói không đúng bản chất sự việc. Muốn đảm bảo được điều này, tất nhiên cần ý kiến của người có chuyên môn, đúng ngành nghề và có thực tài thực học, có trách nhiệm trong đánh giá, phân tích, phát ngôn.

Thứ ba là đưa ra giải pháp. Xét cho cùng, phê phán thì dễ, chỉ ra cái xấu cũng dễ, nhưng tìm cho ra cách giải quyết mới là khó. Chính quyền cũng mong có được giải pháp để xử lý những tồn tại gây ra bức xúc trong dân và hạn chế phát triển. Ví dụ như kẹt xe, ngập nước, phương tiện cá nhân nhiều, tội phạm gia tăng. Những tồn tại này ai cũng thấy, ai cũng có thể phê phán được, nhưng cái đích của nó không phải là phê phán mà là giải quyết tồn tại đó.

Phê phán để thức tỉnh, nhưng thay đổi và tiến bộ nhờ vào giải pháp.

Ví dụ, Hà Nội từng đưa ra giải thưởng 200.000 USD cho ý tưởng chống tắc đường, và tất nhiên, báo chí là kênh thông tin để phía các nhà khoa học và chính quyền gặp nhau. Không chỉ trong chuyện thi thố, mà còn nhiều việc ích lợi khác.

Có điều báo chí cùng với người dân, nhà khoa học đưa ra đề xuất, kiến nghị, giải pháp, thì rất cần nhận được sự tôn trọng lắng nghe một cách nghiêm túc từ những người, cơ quan có trách nhiệm.