Tạo chuyển biến mạnh mẽ, đưa quan hệ Việt - Pháp phát triển lên tầm cao mới

(Mặt trận) - Chiều tối ngày 03/11 (theo giờ địa phương), tại Điện Matignon, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Pháp Jean Castex, chứng kiến Lễ ký kết một số văn bản, thỏa thuận hợp tác giữa hai nước và tham dự tiệc chiêu đãi chính thức của Thủ tướng Chính phủ Pháp chào mừng Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Tập trung vào 3 nhóm vấn đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Pháp Jean Castex, Ảnh: Dương Giang/TTXVN 

Thủ tướng Jean Castex bày tỏ vui mừng đón Thủ tướng Phạm Minh Chính sang thăm chính thức Cộng hòa Pháp, đánh giá cao quan hệ gắn bó giữa nhân dân hai nước và mức độ phát triển sâu rộng, đa dạng của quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam trong thời gian qua. Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn sự đón tiếp trọng thị mà Chính phủ Pháp và cá nhân Ngài Thủ tướng đã dành cho Đoàn cấp cao Việt Nam; đánh giá cao vai trò và vị thế của Pháp trong Liên minh châu Âu cũng như trên trường quốc tế; nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ với Pháp trong tổng thể chính sách đối ngoại của Việt Nam, mong muốn quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Hai nhà Lãnh đạo đã thông tin cho nhau về tình hình của mỗi nước. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu bật chiến lược chống dịch bệnh hiện nay của Việt Nam, đi đôi đẩy nhanh việc tiêm chủng vaccine và tăng cường các biện pháp thúc đẩy sản xuất, phục hồi kinh tế. Hai nhà Lãnh đạo đánh giá cao các hoạt động tương trợ nhau giữa hai nước trong thời gian qua.  Thủ tướng Pháp cho biết sẽ hỗ trợ thêm cho Việt Nam 970.000 liều vaccine phòng COVID-19 qua cơ chế COVAX và 400.000 liều vaccine qua kênh song phương, nâng tổng số vaccine hỗ trợ cho Việt Nam đến nay lên hơn 2 triệu liều. Thay mặt Chính phủ và Nhân dân Việt Nam, Thủ tướng cảm ơn sự giúp đỡ Chính phủ Pháp dành cho Việt Nam trong công tác phòng chống COVID-19; mong muốn Pháp tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời tiếp tục hỗ trợ Việt Nam, đào tạo nhân lực ngành y, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine và thích nghi với bối cảnh hậu COVID-19.

Thủ tướng Jean Castex bày tỏ vui mừng đón Thủ tướng Phạm Minh Chính sang thăm chính thức Cộng hòa Pháp, đánh giá cao quan hệ gắn bó giữa nhân dân hai nước và mức độ phát triển sâu rộng, đa dạng của quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam trong thời gian qua. Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn sự đón tiếp trọng thị mà Chính phủ Pháp và cá nhân Ngài Thủ tướng đã dành cho Đoàn cấp cao Việt Nam; đánh giá cao vai trò và vị thế của Pháp trong Liên minh châu Âu cũng như trên trường quốc tế; nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ với Pháp trong tổng thể chính sách đối ngoại của Việt Nam, mong muốn quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

(Ảnh: Dương Giang/TTXVN) 

Hai nhà Lãnh đạo đã thông tin cho nhau về tình hình của mỗi nước. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu bật chiến lược chống dịch bệnh hiện nay của Việt Nam, đi đôi đẩy nhanh việc tiêm chủng vaccine và tăng cường các biện pháp thúc đẩy sản xuất, phục hồi kinh tế. Hai nhà Lãnh đạo đánh giá cao các hoạt động tương trợ nhau giữa hai nước trong thời gian qua.  Thủ tướng Pháp cho biết sẽ hỗ trợ thêm cho Việt Nam 970.000 liều vaccine phòng COVID-19 qua cơ chế COVAX và 400.000 liều vaccine qua kênh song phương, nâng tổng số vaccine hỗ trợ cho Việt Nam đến nay lên hơn 2 triệu liều. Thay mặt Chính phủ và Nhân dân Việt Nam, Thủ tướng cảm ơn sự giúp đỡ Chính phủ Pháp dành cho Việt Nam trong công tác phòng chống COVID-19; mong muốn Pháp tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời tiếp tục hỗ trợ Việt Nam, đào tạo nhân lực ngành y, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine và thích nghi với bối cảnh hậu COVID-19.

Thủ tướng Pháp đề nghị Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Pháp đầu tư cũng như thực hiện các dự án hợp tác tại Việt Nam; tăng cường hợp tác quốc phòng - an ninh; thúc đẩy quan hệ giữa các cơ quan Quốc hội hai nước; đẩy mạnh hợp tác về nghiên cứu, khoa học công nghệ; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Viện Pháp tại Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh và ghi nhận những đề nghị của Pháp, khẳng định Việt Nam mong muốn sự hỗ trợ và hợp tác hiệu quả từ phía Pháp, cảm ơn Pháp tiếp tục duy trì mức cam kết hỗ trợ phát triển chính thức cũng như nguồn tài chính ưu đãi cho Việt Nam. Thủ tướng cũng đánh giá cao sự hợp tác và giao lưu văn hóa sôi động giữa hai nước, trong đó có vai trò quan trọng của các Trung tâm Văn hóa Việt Nam và Pháp tại mỗi nước; đề nghị Pháp duy trì và đẩy mạnh hơn nữa các dự án về y tế; tăng cường hợp tác về giáo dục - đào tạo trong đó có việc tăng cường giảng dạy tiếng Pháp, mong muốn Pháp tạo điều kiện hơn nữa cho học sinh, sinh viên trao đổi, học tập, nghiên cứu tại Pháp, tăng số lượng học bổng.

Hai Thủ tướng cũng đã trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông và nhấn mạnh các quốc gia cần đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng, đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không và giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Thủ tướng Castex đánh giá cao việc Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và một lần nữa cảm ơn Việt Nam đã ủng hộ Pháp trở thành Đối tác Phát triển của ASEAN. Việt Nam cảm ơn sự ủng hộ và phối hợp của Pháp tại các diễn đàn đa phương, đồng thời đánh giá cao vai trò của Pháp trong Liên minh châu Âu (EU); hỗ trợ, tạo điều kiện cho hàng thủy sản, nông sản truyền thống của Việt Nam vào thị trường Pháp và EU; nỗ lực ủng hộ thúc đẩy Ủy ban Châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ cánh báo “thẻ vàng” với thủy sản Việt Nam. Hai bên nhất trí tích cực triển khai và tận dụng hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); thúc đẩy quá trình phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), tạo xung lực cho thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với Pháp và EU.

Hai Thủ tướng đã chứng kiến Lễ ký kết một số văn bản, thỏa thuận hợp tác, hợp đồng kinh tế lớn. Ảnh: Dương Giang/TTXVN 

Thủ tướng Việt Nam cũng đã chia sẻ kết quả tham dự của Đoàn cấp cao Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) vừa diễn ra tại Anh; thông báo Việt Nam đã cam kết sẽ xây dựng và triển khai các chính sách và biện pháp mạnh mẽ, đồng thời thúc đẩy hợp tác quốc tế, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; mong muốn các nước phát triển trong đó có Pháp tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này.    

Thủ tướng Pháp đánh giá cao những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam tại Pháp, tạo cầu nối quan trọng cho quan hệ giữa hai nước. Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Pháp tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Pháp, đặc biệt trong bối cảnh phục hồi kinh tế sau dịch bệnh.

Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã trân trọng mời Thủ tướng Pháp sang thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp và chuyển lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến Tổng thống Macron sang thăm Việt Nam.

Ngay sau đó, hai Thủ tướng đã chứng kiến Lễ ký kết một số văn bản, thỏa thuận hợp tác, hợp đồng kinh tế lớn, đáng chú ý có: Thỏa thuận hợp tác giữa bộ Tư pháp Việt Nam và Tham Chính viện Pháp giai đoạn 2021-2026; Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực vệ tinh, thành phố thông minh, nhận dạng kỹ thuật số và an ninh mạng giữa Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam và Tập đoàn Thales và các Biên bản ghi nhớ hợp tác của Vietjet Air, Bamboo Airway và Safran.

Thủ tướng Phạm Minh Chính duyệt Đội danh dự tại Lễ đón chính thức. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN) 

* Trước đó, trong chiều 3/11 theo giờ địa phương, ngay sau lễ đón chính thức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến với Chủ tịch Thượng viện Pháp Gerard Larcher.

Thủ tướng Chính phủ bày tỏ vui mừng được gặp gỡ và trao đổi với Chủ tịch Thượng viện Pháp Gerard Larcher, gửi lời cảm ơn đến Chính phủ, Thượng viện và nhân dân Pháp đã hỗ trợ vaccine và trang thiết bị y tế cho Việt Nam thời gian qua.

Về phần mình, Chủ tịch Gerard Larcher cũng bày tỏ cảm ơn sâu sắc tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã hỗ trợ kịp thời khẩu trang y tế cho nhân dân Pháp vào thời điểm dịch bệnh bắt đầu bùng phát nghiêm trọng năm 2020.

Bày tỏ vui mừng được đón tiếp Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến thăm chính thức đầu tiên trên cương vị Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tới Pháp, Chủ tịch Thượng viện Pháp Gerard Larcher khẳng định sự ngưỡng mộ về việc Việt Nam đã rất thành công trong việc cải cách kinh tế, duy tri được tốc độ phát triển nhanh, nhưng đồng thời vẫn giữ được bản sắc văn hóa của mình. Chủ tịch Thượng viện Pháp cho rằng vẫn còn "món nợ" với Việt Nam vì chưa có dịp thăm đất nước này kể từ khi nhậm chức và mong muốn sẽ sớm có dịp đến Việt Nam khi điều kiện y tế cho phép.

Thủ tướng Phạm Minh Chính duyệt Đội danh dự tại Lễ đón chính thức. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Ông Larcher cũng khẳng định Pháp hết sức coi trọng vị trí, vai trò của Việt Nam và mong muốn quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược giữa hai nước sẽ tiếp tục đi vào chiều sâu, thực chất trên mọi lĩnh vực, từ chính trị, an ninh quốc phòng đến kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục. Chủ tịch Thượng viện Pháp cũng chúc mừng thành công cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV của Việt Nam và khẳng định Thượng viện Pháp mong muốn thúc đẩy hợp tác hơn nữa với Quốc hội Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đánh giá cao những đóng góp rất quan trọng của cơ quan nghị viện hai nước vào việc củng cố mối quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Pháp, trong đó có quá trình thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương, đặc biệt là vai trò cá nhân Chủ tịch Thượng viện Gerard Larcher cùng các cộng sự tại Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Pháp-Việt; mong muốn hai bên phối hợp chặt chẽ để tổ chức thành công Hội nghị Hợp tác giữa các địa phương lần thứ XII tại thành phố Hà Nội vào năm 2022 với sự tham gia của đông đảo các địa phương Việt Nam và Pháp cũng như sự có mặt của lãnh đạo cấp cao Pháp; mong phía Pháp tiếp tục hỗ trợ cho việc phát triển năng lực y tế cho Việt Nam, hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý văn hóa, đề nghị Pháp xem xét tăng số lượng học bổng cho sinh viên Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam trong việc trùng tu các di sản văn hóa Pháp-Việt như cầu Long Biên hay các kiến trúc mang dấu ấn Pháp tại Việt Nam.

Hai bên cũng đã trao đổi về một số tình hình khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có vấn đề biển Đông và nhấn mạnh các quốc gia cần đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng, đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, và giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Chủ tịch Thượng viện Pháp cũng nhất trí phối hợp triển khai hiệu quả Hiệp định tự do thương mại Việt Nam-EU (EVFTA) và ủng hộ sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) nhằm tối đa hóa tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với Pháp và các nước EU, đồng thời bày tỏ sẵn sàng xem xét thúc đẩy Ủy ban Châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ cánh báo "thẻ vàng" với thủy sản Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cảm ơn Chính phủ và Thượng viện Pháp đã tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc tại Pháp, và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ quý báu này từ Chính phủ, Thượng viện và các cơ quan chức năng của Pháp.
Chủ tịch Gerard Larcher cũng đánh giá cao khả năng hòa nhập sâu rộng và thành công của đồng người Việt Nam tại Pháp, tạo cầu nối quan trọng, góp phần giúp cho quan hệ giữa Việt Nam và Pháp ngày càng gắn kết chặt chẽ. Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng chuyển lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Chủ tịch Gerard Larcher sang thăm Việt Nam.

Bà Amélie de Montchalin, Bộ trưởng Chuyển đổi và Hành chính Công Pháp chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính, tại Điện Invalides ở Thủ đô Paris. Ảnh: Dương Giang/TTXVN 
Bà Amélie de Montchalin, Bộ trưởng Chuyển đổi và Hành chính Công Pháp chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính, tại Điện Invalides ở Thủ đô Paris. Ảnh: Dương Giang/TTXVN