Tại sao Quốc hội thông qua Luật an ninh mạng, lùi luật về đặc khu?

Chiều nay (15/6), tại buổi họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, báo chí đã đặt câu hỏi: Hai dự luật là An ninh mạng và Luật về đặc khu đều có nhiều ý kiến phản ứng, nhưng tại sao một luật được Quốc hội thông qua, còn một luật lại lùi thời gian thông qua để tiếp tục lắng nghe ý kiến?

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Tập trung vào 3 nhóm vấn đề

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc (ảnh VPQH).

Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết: Về Luật An ninh mạng sau khi các đại biểu Quốc hội có ý kiến, phản hồi của các chuyên gia, ý kiến của cử tri đã được cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra đã tiếp thu rất nhiều nội dung. Sau khi đã lắng nghe, chỉnh lý, Luật đưa ra Quốc hội để thông qua đương nhiên kết quả cao (86,86% -PV).

"Cái chính là chúng ta làm truyền thông thế nào để cử tri và Nhân dân hiểu. Có ý kiến nêu ra Luật này thông qua ảnh hưởng tới quyền tự do của người dân, kinh doanh của doanh nghiệp. Nghĩ như vậy không đúng, khi Luật ra đời sẽ bảo vệ quyền lợi quyền lợi của doanh nghiệp và người dân”, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.

Còn luật về đặc khu, theo ông Phúc thì rộng hơn, đây là dự luật liên quan đến nhiều vấn đề nên cần có thời gian để trao đổi, tiếp thu thêm.

Trả lời thêm, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hồng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cho biết: Trong quá trình thẩm tra, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉnh lý dự án Luật an ninh mạng, Ủy ban Quốc phòng An ninh đã rất lắng nghe ý kiến của cử tri, ý kiến của các chuyên gia.

“Đặc biệt chúng tôi lắng nghe ý kiến của đại diện của các quốc gia như Mỹ, Úc, Liên minh Châu Âu, của Hiệp hội Internet, viễn thông châu Á – Thái Bình Dương, ý kiến trên báo chí…Trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật có nhiều nội dung trong dự án Luật do Chính phủ trình sang đã được chỉnh lý để đáp ứng yêu cầu về an ninh mạng. Đây là vấn đề không chỉ ở Việt Nam, nhiều người còn biết sự kiện xảy ra xung quanh câu chuyện Facebook sử dụng dữ liệu của người dùng cho một số doanh nghiệp, can thiệp vào nội bộ của một số quốc gia. Điều đó cho thấy an ninh mạng là của toàn cầu thách thức tất cả các quốc gia trên thế giới", ông Hồng nói.

Việc có ý kiến lo lắng Luật an ninh mạng ra đời sẽ  ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông, internet, ông Nguyễn Thanh Hồng khẳng định hoàn toàn không có chuyện này. "Thực ra luật này tạo ra cơ chế pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Có người đặt vấn đề liệu Google, Facebook có dời bỏ Việt Nam hay không?. Đến giờ này thì hai tập đoàn công nghệ lớn của thế giới này chưa có phản hồi chính thức nào xung quanh việc  chúng ta xây dựng Luật an ninh mạng", ông Hồng cho biết.

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội:

Trong Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Quốc phòng An ninh và số liệu chính thức Chính phủ cung cấp, hiện nay có 18 quốc gia đã yêu cầu các nhà cung cấp dịnh vụ mạng internet, viễn thông nhất là mạng xã hội phải lưu trữ giữ liệu tại quốc gia đó.

Ví dụ tháng trong tháng 5.2018, Liên minh Châu Âu yêu cầu Facebook phải lưu trữ dữ liệu tại các nước của Liên minh Châu Âu. Đây là yêu cầu cần thiết, vừa bảo vệ an ninh quốc gia, vừa bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân đã được Hiện pháp quy định.

Tôi nhấn mạnh, trong Luật an ninh mạng vừa được Quốc hội thông qua chỉ yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu của người dùng Việt Nam, của công dân Việt Nam tại Việt Nam. Các thông tin cá nhân này xem như là tài sản của công dân Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài hoặc các doanh nghiệp khác khi cung cấp dịch vụ có trách nhiệm phải bảo vệ bí mật người dùng tại Việt Nam.