SARS-CoV-2 có thể bắn xa 8 mét và lơ lửng hàng giờ trong không khí?

Một giáo sư tại Học viện Công nghệ Massachusetts nhận định, giọt bắn chứa virus SARS-CoV-2 có thể bắn xa 8 mét và lơ lửng hàng giờ trong không khí.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ

Trang trọng Lễ dâng hương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên, tỉnh Phú Thọ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là bản anh hùng ca bất diệt, “một dấu mốc bằng vàng chói lọi”

Một giáo sư tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) cho biết các chỉ dẫn về giãn cách xã hội ở khoảng cách 2 mét giữa mọi người với nhau có thể sẽ không còn phù hợp nữa khi chỉ ra rằng, các giọt bắn có chứa virus SARS-CoV-2 có thể bay xa tới hơn 8 mét và lơ lửng trong không khí hàng giờ.
Giáo sư Mỹ cho rằng giọt bắn chứa virus SARS-CoV-2 có thể bắn xa 8 mét và lơ lửng hàng giờ trong không khí. Ảnh: Reuters

Giáo sư Lydia Bourouiba tại MIT đã cảnh báo trong một nghiên cứu mới công bố rằng, những chỉ dẫn hiện tại trong dịch Covid-19 được dựa trên các mô hình đã lỗi thời từ những năm 1930.

Thay vì duy trì khoảng cách 2 mét được cho là an toàn, giáo sư Bourouiba cảnh báo "các giọt bắn có chứa virus gây nên dịch Covid-19 ở mọi kích thước có thể di chuyển từ 7 - 8 mét".

Nghiên cứu được xuất bản trên tại chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ này cũng cảnh báo "các giọt bắn trên đường di chuyển có thể bám vào các bề mặt" và chúng "có thể lơ lửng trong không khí hàng giờ".

Chuyên gia Bourouiba cũng dẫn một báo cáo năm 2020 từ Trung Quốc chỉ ra rằng "các phân tử virus đã được phát hiện trong hệ thống máy trợ thở ở các phòng bệnh của những người mắc Covid-19".

Giáo sư Bourouiba lo ngại những chỉ dẫn hiện nay về dịch Covid-19 có thể "quá đơn giản" và "có lẽ hạn chế tính hiệu quả của các biện pháp can thiệp đã được đề xuất" nhằm ngăn chặn dịch bệnh chết chóc này.

Bà cũng cho rằng điều này có ý nghĩa đặc biệt nghiêm trọng và cấp bách với các nhân viên y tế, những người mà theo bà, đang phải đối mặt với "phạm vi có nguy cơ lây nhiễm cao nhưng lại bị đánh giá thấp" khi điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19 và tử vong vì dịch bệnh này.

"Một vấn đề vô cùng cấp bách là cần xem lại những chỉ dẫn hiện nay được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh (CDC) đưa ra với các yêu cầu về trang thiết bị bảo hộ, đặc biệt là đối với những nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch", chuyên gia Bourouiba cho biết trên USA Today.

WHO sau đó đã nhận định với USA Today rằng tổ chức này luôn "hoan nghênh" các nghiên cứu.

"WHO sẽ xem xét kỹ lưỡng các bằng chứng mới về chủ đề quan trọng này và sẽ cập nhật trong một thông báo khoa học khi có nhiều thông tin hơn", WHO khẳng định./.

Theo Kiều Anh/VOV.VN