SARS-CoV-2 biến chủng chậm hơn cúm: Hy vọng mới trong cuộc chiến chống Covid-19?

Theo các nhà khoa học, SARS-CoV-2 có tỷ lệ biến chủng chậm hơn virus cúm từ 2 – 4 lần.

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Một hy vọng nhỏ dường như đang lóe lên trong cuộc chiến chống Covid-19 khi trong quá trình theo dõi sự lan rộng của virus SARS-CoV-2, các nhà khoa học đã kết luận rằng virus này biến chủng với tỷ lệ chậm hơn so với các loại virus về hô hấp khác, chẳng hạn như cúm.
Hình ảnh minh họa virus SARS-CoV-2. Ảnh: Getty

Tỷ lệ biến chủng chậm này có thể nói lên 2 điều và cả 2 điều này đều tích cực. Thứ nhất, biến chủng chậm tức là virus SARS-CoV-2 ổn định trong hình dạng hiện tại và vì vậy, nó không thể khiến tình trạng bệnh nguy hiểm hơn nếu tiếp tục lan rộng. Thứ hai, điều đó cũng tức là chúng ta có thêm thời gian để hoàn thành một loại vaccine hiệu quả nhằm khống chế loại virus này.

Peter Thielen, một nhà di truyền học phân tử tại Đại học Johns Hopkins nhận định với tờ Washington Post rằng, một phân tích trên 1.000 mẫu virus corona chủng mới khác nhau đã tiết lộ chỉ có 4 trong số 10 điểm khác biệt về gien giữa virus gây bệnh Covid-19 ở Mỹ và virus ban đầu gây bệnh ở Vũ Hán.

Virus SARS-CoV-2 ổn định hơn virus cúm

Tất cả các loại virus đều biến chủng qua thời gian. Khi chúng sao chép, những lỗi vô cùng nhỏ cũng liên tục được ghi vào bộ mã di truyền của virus và những lỗi này sau đó sẽ lan rộng theo mật độ của virus. Những biến chủng như vậy sẽ tạo nên những dòng virus khác nhau nhưng lại không tác động đến việc virus lây nhiễm như thế nào hay lan rộng ra sao. Tuy nhiên, các lỗi gien này sẽ giúp các nhà khoa học theo dõi virus đã lây nhiễm ở con người như thế nào.

SARS-CoV-2 dường như không biến chủng nhiều. Những thay đổi nhỏ về gien của virus này vẫn xảy ra theo thời gian, nhưng dường như virus SARS-CoV-2 vẫn giống nhau ở mọi nơi mà chúng xuất hiện.

Andrew Rambaut - một nhà sinh học tại Đại học Edinburgh nhận định với Science rằng SARS-CoV-2 đã "tích lũy" trung bình 1 - 2 biến chủng mỗi tháng.

"Tỷ lệ này chậm hơn virus cúm khoảng từ 2 - 4 lần", chuyên gia Rambaut nhận định.

Trevor Bedford - một nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson đã tweet rằng, khác với SARS-CoV-2, virus cúm "biến chủng khoảng 10 ngày/lần trong bộ gien của nó".

Hầu hết các biến chủng này đều không quan trọng nhưng thỉnh thoảng sẽ xuất hiện 1 biến chủng làm suy yếu hệ miễn dịch hiện tại của con người đối với bệnh cúm. Đó là lý do tại sao chúng ta phải tiêm phòng cúm mỗi năm và đó cũng là lý do tại sao vaccine cúm không phải lúc nào cũng hiệu quả 100%.

Tuy nhiên, SARS-CoV-2 "dường như ít có khả năng biến chủng hơn", Stephen Morse - một nhà dịch tễ học tại Đại học Columbia trước đó nhận định với Business Insider.

Benjamin Neuman, một nhà virus học tại Đại học A&M texas ở Texarkana đã giải thích tại sao lại có hiện tượng này trên Washington Post rằng: "Virus cúm có một "mánh lới" mà virus corona chủng mới không có. Bộ gien của virus cúm có thể phân ra thành nhiều đoạn, mỗi đoạn mã hóa cho 1 gien. Khi 2 virus cúm ở trong cùng 1 tế bào, chúng có thể trao đổi một vài đoạn với nhau và có khả năng tạo ra một sự kết hợp mới ngay lập tức - đây cũng là cách virus cúm lợn H1N1 được tạo ra", ông Neuman cho biết.

Có thêm thời gian để phát triển vaccine

Bedford - người đang nghiên cứu về virus SARS-CoV-2 tại Seattle đã tweet rằng ông dự đoán "virus này sẽ mất một vài năm để đạt đến mức độ biến chủng gây trở ngại đáng kể cho 1 loại vaccine".

Hơn 40 vaccine đối phó với virus SARS-CoV-2 đang được nghiên cứu. Công ty công nghệ sinh học Moderna đã bắt đầu thử nghiệm trên người nhưng sẽ chưa thể có bất kỳ loại vaccine nào sản xuất hàng loạt trên thị trường cho tới tháng 3/2021.

Ông Bedford nhận định trên Twitter rằng chúng ta sẽ chứng kiến sự biến chủng không thường xuyên, điều cho phép virus SARS-CoV-2 "phần nào thoát khỏi vaccine hoặc miễn dịch cộng đồng nhưng quá trình này có thể mất tới vài năm thay vì vài tháng".

Hầu hết các biển chủng của virus là vô hại. Tuy nhiên, nếu một vài biến chủng giúp virus lan nhanh hơn, hoặc lây nhiễm cho nhiều người hơn, điều này có thể tác động đến mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Một biến chủng có thể đã khiến virus SARS-CoV-2 lây từ vật chủ của nó (có thể là dơi) sang một vật chủ trung gian khác (có thể là lợn, tê tê hay cầy hương) và sau đó lây nhiễm sang con người.

Đến nay, SARS-CoV-2 vẫn chưa biến chủng theo hướng có thể khiến tình hình dịch bệnh trên thế giới nghiêm trọng hơn nhưng điều đó không có nghĩa viễn cảnh này không thể xảy ra.

"Cho tới nay, chúng tôi vẫn chưa thấy thêm bất kỳ kiểu thay đổi nào theo cách virus này đang hoạt động nhưng chúng tôi vẫn đang theo dõi sát sao bởi nó có thể biến chủng và thay đổi theo một vài cách khác với những cách mà nó đã thể hiện", Anthony Fauci, giám đốc Viện Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và dị ứng quốc gia Mỹ nhận định với CBS ngày 22/3./.