Quên “học phí”, “học giá” đi, đây là những vấn đề “nóng” đang chờ Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải đáp

Từ ngày 4/6 - 6/6, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ sẽ cùng với các Bộ trưởng Giao thông vận tải, LĐTBXH, Tài nguyên và Môi trường, lần lượt trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia

 

 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ sẽ giải đáp những vấn đề nóng của giáo dục trong phiên chất vấn của Đại biểu Quốc hội từ 4-6/6.

Kỳ vọng đại biểu hỏi thẳng, Bộ trưởng trả lời trúng

Phiên chất vấn này được kỳ vọng sẽ đề cập đến nhiều vấn đề “nóng”, “gai góc”, bởi không khí tranh luận tại nghị trường những ngày qua đã diễn ra vô cùng sôi nổi. Các đại biểu thẳng thắn bày tỏ quan điểm, nói đúng, nói trúng những vấn đề đòi hỏi của cuộc sống, của người dân, cử tri gửi gắm.

Riêng với ngành giáo dục, hiện nay cả nước có hơn 1 triệu giáo viên và hơn 22 triệu học sinh, sinh viên ở tất cả các cấp học. Vì thế, vai trò, vị thế của Bộ trưởng Giáo dục là vô cùng lớn. Mỗi phát ngôn, mỗi việc làm của Bộ trưởng có thể ảnh hưởng tới hàng triệu con người.

Những ngày qua, trên diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã làm nóng diễn đàn khi kiến nghị chuyển đổi  từ “học phí” thành “giá dịch vụ đào tạo” trong Luật Giáo dục đại học sửa đổi. Hiện dư luận đang quá tập trung về vấn đề này mà bỏ qua rất nhiều vấn đề nóng trong giáo dục trong năm qua.

Hy vọng trong phiên chất vấn lần này, Bộ trưởng Bộ GDĐT sẽ đi thẳng vào những vấn đề còn bất cập trong giáo dục như: Chất lượng giáo dục đại học, giáo dục phổ thông vẫn còn bị bỏ xa so với nhiều nước trong khu vực và thế giới; công tác quản lý giáo dục mầm non, nhất là giáo dục mầm non ngoài công lập, tình trạng xuống cấp về chuẩn mực đạo đức... đang cần có giải pháp quyết liệt.

Nhiều vấn đề nóng trong giáo dục thời gian qua, cử tri cả nước đang cần Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu giải pháp quyết liệt. 

Làm thế nào ngăn chặn bạo hành, nâng vị thế nhà giáo?

Trước khi phiên chất vấn diễn ra, Đại biểu Quốc hội, nhiều cử tri đã “đặt hàng” các vấn đề liên quan đến lĩnh vực giáo dục đào tạo, chờ Bộ trưởng GDĐT có giải pháp quyết liệt.

Đại biểu Nguyễn Phi Long – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định nêu ra một loạt vấn đề như bạo hành trong trường học gia tăng, đặc biệt ở cấp mầm non, Bộ GDĐT có cách nào hạn chế chưa?

Cùng với đó, giáo viên mầm non phải có vị trí nhất định trong hệ thống giáo dục, trong hệ thống cán bộ công chức của ngành giáo dục, bởi đặc thù công việc vất vả, nhưng liệu đã được quan tâm đúng mức?

Ngoài ra, Bộ GDĐT cũng cần phải xác định vị trí, vai trò của người thầy, để đào tạo bài bản, bảo đảm thu nhập, tránh trường hợp giáo viên được tuyển dụng nhưng khi không có tiền trả lương thì "đẩy thầy cô ra đường", như việc xảy ra ở Đắc Lắc gây bức xúc dư luận thời gian qua.

Bên cạnh đó, Đại biểu Nguyễn Phi Long cũng kiến nghị Dự thảo Luật Giáo dục cần quy định những nơi trọng điểm nhà nước phải đầu tư như khu công nghiệp, khu chế xuất. Đây là khu vực nhiều thanh niên trong lứa tuổi xây dựng gia đình, những người đóng góp xây dựng đất nước, nhưng đầu tư cho đối tượng này hiện nay lại rất thấp.

Các gia đình trẻ ở khu vực này không có đủ trường lớp chất lượng để gửi con, mà phải phó mặc cho các điểm học tư nhân, tự phát. Bộ GDĐT có kiến nghị và giải pháp gì để giải quyết vấn đề này?

Dự án nghìn tỉ lãng phí, sao không miễn học phí cho học sinh?

Một vấn đề quan trọng khác, ngay trên diễn đàn Quốc hội khi bàn về sửa đổi Luật Giáo dục, nhiều đại biểu đã đưa ra quan điểm nên miễn học phí cho học sinh trung học cơ sở, đảm bảo phổ cập đi đôi với miễn giảm học phí.

Có đại biểu còn ví von: Thu học phí cả năm đối với cấp này chỉ khoảng vài nghìn tỉ đồng, tức chỉ bằng chi phí xây 10-15km đường cao tốc.

Về vấn đề này, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đặt câu hỏi: Tiền đầu tư cho giáo dục của chúng ta không ít, nhưng cần xem hiệu quả sử dụng. Một chính sách nhân văn như miễn học phí cho học sinh  đến cấp THCS, sao lại không được thực hiện, đề cập; trong khi bao năm qua nhiều đề án nghìn tỉ thực hiện, hiệu quả ra sao thì chưa thể đong đếm?

Những vấn đề này, quan trọng và cấp thiết, cần câu trả lời của Bộ trưởng GDĐT và các bộ ngành liên quan, hơn là việc thay đổi “học phí” thành “giá dịch vụ đào tạo”, hay “học giá”, “giá để đi học”.