Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Tập trung bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân

(Mặt trận) - Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khi thị sát, kiểm tra công tác ứng phó với mua lũ tại Hồ Kẻ Gỗ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, trưa 20/10.

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Tập trung vào 3 nhóm vấn đề

Trong gần 1 tuần qua, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã trực tiếp thị sát, kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó tại các "điểm nóng" về mưa lũ tại Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Hà Tĩnh. Ảnh: VGP/Nhật Bắc 

Đi gấp từ Hà Nội vào Hà Tĩnh sáng sớm 20/10, trưa cùng ngày, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã trực tiếp kiểm tra tình hình lũ lụt ở Hồ Kẻ Gỗ, thăm hỏi, động viên bà con nhân dân ở khu vực bị lũ lụt.

Mưa lớn dồn dập từ 7 giờ ngày 15/10 đến 4 giờ ngày 20/10 đã gây ngập lụt trên diện rộng tại 90 xã của 10 huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Hà Tĩnh với độ sâu từ 0,5 đến 1 m ; riêng đối với các xã của huyện Cẩm Xuyên bị ngập sâu đến 2 m.

31.000 hộ/105.373 nhân khẩu bị ảnh hưởng, trong đó tỉnh Hà Tĩnh đã sơ tán 13.848 hộ/41.000 người. Các hồ chứa, hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã phải xả tràn, trong đó mức độ gây ảnh hưởng lớn nhất là Hồ Kẻ Gỗ.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc 

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh, Bộ đội biên phòng, Công an đã huy động 22 xuống máy, 630 chiến sỹ cùng lực lượng quân sự địa phương, hàng chục thuyền máy và ngư dân vùng biển đã tham gia di dời người dân đến nơi an tàn, đảm bảo lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cần thiết.

Đến nay trên địa bàn Hà Tĩnh ghi nhận 2 người chết, 2 người mất tích, các thiệt hại về vật chất chưa thể đánh giá hết.

Ông Nguyễn Văn Tâm - Phó Giám đốc phụ trách Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh thông tin, do lượng mưa khu vực hồ Kẻ Gỗ đã giảm nên đầu giờ sáng nay (20/10), lượng xả lũ qua tràn Dốc Miếu chỉ còn 790m3/s.

Từ tối qua đến sáng sớm nay, khu vực Kẻ Gỗ mưa rất nhỏ nên gần như không đo được lượng nước. Theo đó, mực nước hồ lúc 7h30" sáng 20/10 đạt 32,83m/32,5m (mực nước dâng bình thường), tương ứng với dung tích 355 triệu m3/345 triệu m3 (dung tích thiết kế).

"Do lượng nước đến giảm, lượng mưa giảm nên Công ty dự kiến sau 12h trưa nay, điều tiết lũ qua tràn từ 790m3/s giảm còn dưới 500m3", ông Tâm trao đổi.

Hồ Kẻ Gỗ sẽ giảm lưu lượng nước xả tràn. Ảnh: VGP/Nhật Bắc 
Hồ Kẻ Gỗ phải thực hiện nhiệm vụ kép bảo đảm an toàn công trình, hạn chế thiệt hại vùng hạ du. Ảnh: VGP/Nhật Bắc 

Được biết, hồ Kẻ Gỗ bắt đầu xả tràn lúc 13h ngày 18/10/2020 với lưu lượng 30 - 50m3/s; đến 20 giờ ngày 18/10, tăng lên 250m3/s; đến 22 giờ 400m3/s; 7 giờ ngày 19/10, tăng lên từ 750 - 850 m3/s; đến 9 giờ ngày 19/10, tăng lên 1.050m3/s; đến 17h chiều 19/10, xả 940 m3/s.Tại Hồ Kẻ Gỗ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, nhiệm vụ bảo đảm an toàn là nhiệm vụ số 1, trong vận hành, vừa phải giữ được nước ngọt nhưng phải bảo đảm mức nước an toàn.

Đánh giá cao chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, Phó Thủ tướng lưu ý hết sức linh hoạt, không chủ quan trong vận hành hồ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với địa phương và cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi để có phương án ứng phó; tập trung theo dõi toàn bộ các tuyến đập, chỗ nào có sự cố xử lý kịp thời.

Qua kiểm tra và báo cáo của lãnh đạo tỉnh, khẳng định hồ Kẻ Gỗ an toàn, cả về quản lý, vận hành với quy trình chặt chẽ, khoa học; an toàn về thiết kế hồ; sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh và sự tham gia của các cơ quan.

Nhiều khu vực dân cư ở huyện Cẩm Xuyên ngập sâu trong nước. Ảnh: VGP/Nhật Bắc 
Cột gôn bóng đá cao hơn 2 m chìm sâu trong nước. Ảnh: VGP/Nhật Bắc 

Ngay sau khi thị sát khu vực Hồ Kẻ Gỗ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, các lực lượng đang trực tiếp ứng phó với mưa lũ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn cho biêt đối với Hồ Kẻ Gỗ, tỉnh đã phối hợp với Bộ NN&PTNT xây dựng 5 kịch bản ận hành hồ có quy trình riêng biệt theo từng tình huống để bảo đảm an toàn hồ chứa, hạn chế thiệt hại ở khu vực hạ du, quan trọng nhất là di dời bà con, tài sản ra khỏi  ảnh hướng an toàn nhất.

Trong những ngày tới, việc vận hành vận các hồ chứa, hồ thủy điện trên địa bàn Hà Tĩnh như Kẻ Gỗ, Hố Hô, Ngàn Trươi… về mức nước thấp sẵn sàng đón đợt mưa lũ mới, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công trình.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chia sẻ những khó khăn, mất mát của người dân Hà Tĩnh trong mưa lũ; biểu dương lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội của tỉnh Hà Tĩnh trong công tác ứng phó với thiên tai rất nghiêm trọng những ngày qua, hạn chế được tối đa thiệt hại về người.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thăm hỏi người dân ở xóm 7, xã Cẩm Nghi, huyện Cẩm Xuyên. Ảnh: VGP/Nhật Bắc 

Tuy nhiên, trước dự báo sắp tới khu vực Trung Bộ, Bắc Trung Bộ có thể gặp thêm 1 cơn bão nữa, Phó Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu không được chủ quan, lơ là bởi sau những ngày mưa lớn, tại nhiều khu vực ở Hà Tĩnh đang gặp nguy cơ lớn về sạt lở đất,  sự cố của các công trình thủy lợi, thủy điện lớn. Nếu không chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng ứng phó thì thiệt hạis ẽ rất lớn.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chia sẻ khó khăn với người dân vùng lũ lụt. Ảnh: VGP/Nhật Bắc 

Phó Thủ tướng yêu cầu trước hết phải tập trung bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân. Sự hỗ trợ của Trung ương, các bộ ngành là quan trọng nhưng lực lượng tại chỗ của địaphương là quyết định. Hà Tĩnh chủ động tiếp tục phối hợp với các bộ Quốc phòng, Công an, NN&PTNT, Công Thương, GTVT… xây dựng các phương án chủ động ứng phó có hiệu quả với mọi tình huống thể xảy ra.

Tỉnh cần tiếp tục rà soát lại các khu vực nguy hiểm, nhất là những nơi hẻo lánh, vùng sâu, vùng xa, để sơ tán triệt để, không để người dân thiếu lương thực, thực phẩm, thuốc men, nước sạch...; thăm hổi, động viên những gia đình khó khăn, đặc biệt những gia đình có người chết, mất tích.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chia sẻ khó khăn với người dân vùng lũ lụt. Ảnh: VGP/Nhật Bắc 

Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT phải phối hợp chặt chẽ với tỉnh Hà Tĩnh, huy động lực lượng khắc phục nhanh nhất các tuyến giao thông bị ách tắc, đảm bảo giao thông thông suốt, hỗ trợ kịp thời, bảo đảm an toàn cho công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra sự cố.

 
Ảnh: VGP/Nhật Bắc 

Trước đó, phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Mặc dù chúng ta đã nỗ lực phòng chống, nhưng bão lũ, thiên tai bất thường vẫn gây thiệt hại rất nặng nề. Vừa qua, lũ lụt rất lớn ở miền Trung đã gây nhiều tổn thất về người và tài sản. Chia sẻ sâu sắc những đau thương, mất mát của đồng bào, người dân vùng bị ảnh hưởng, đặc biệt là những gia đình, người thân, đồng đội của những người dân, công nhân đã mất, của cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh, Chính phủ sẽ làm hết sức mình, cùng các cấp, các ngành, các địa phương, đồng bào, chiến sỹ cả nước và với sự giám sát của Quốc hội tập trung khắc phục hậu quả và tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng chống thiên tai, bão lũ, vì cuộc sống an toàn của người dân, vì sự ổn định và phát triển của nền kinh tế.