“Phải chuẩn bị kịch bản diễn biến dịch Covid-19 xấu hơn để ứng phó hiệu quả“

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: "Chúng ta phải luôn chuẩn bị cho kịch bản diễn biến xấu hơn để ứng phó một cách hiệu quả".

Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngăn chặn các ca bệnh xâm nhập

Phát biểu ngày 15/3 tại lễ ra mắt chính thức hệ thống khai báo sức khỏe du lịch, triển khai dành cho các sân bay/cửa khẩu và 100% cơ sở lưu trú/nhà hàng trên toàn quốc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, Việt Nam đang trong giai đoạn mới chống dịch Covid-19. Theo đó, cần phải quyết liệt, mạnh mẽ và triệt để hơn nhằm kiên trì ngăn chặn các ca bệnh xâm nhập.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.

Chiến lược phòng, chống dịch Covid-19 giai đoạn này vẫn kiên trì với mục tiêu đề ra, nhưng có thay đổi chiến lược phù hợp hơn. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, thực tế, thời gian qua Việt Nam đã làm rất tốt việc này với khu vực phía Bắc. Nếu tiếp tục để các ca bệnh bên ngoài xâm nhập và lây lan trong cộng đồng thì khả năng đáp ứng sẽ hết sức khó khăn.

“Chúng ta phải kiên trì và quyết liệt. Hiện nay có văn bản chỉ đạo với tất cả địa phương đặc biệt là chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ xác định rõ khối châu Âu, Anh, Mỹ là những vùng tâm dịch. Chúng ta thực hiện việc cách ly y tế với hành khách đến từ khu vực này theo chỉ đạo chung của Thủ tướng. Các chuyến bay về Việt Nam, nếu không ngăn chặn kịp thời, thực hiện ngay xét nghiệm phát hiện có ca dương tính thì sẽ có sự phức tạp như ca 34”, ông Long nói.

Trước đó, Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Bộ Y tế tạm thời chưa cho nhập cảnh đối với khách du lịch, thăm thân, du học, việc riêng là người nước ngoài đến từ hoặc đã đi qua các nước thuộc khu vực Schengen, Vương quốc Anh và Bắc Ireland trong vòng 14 ngày trước ngày dự kiến đến Việt Nam. Trong bối cảnh Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp, Thủ tướng cũng yêu cầu xem xét, quyết định cụ thể việc tạm dừng visa du lịch đối với người nhập cảnh từng bang của Mỹ căn cứ theo diễn biến dịch bệnh.

Từ 15/3, tất cả hành khách nhập cảnh từ châu Âu, Anh, Mỹ đều được giám sát về y tế, khai tờ khai, đo thân nhiệt, thực hiện xét nghiệm tại cửa khẩu ở các sân bay. Đồng thời, các hành khách nhập cảnh từ châu ÂU, Anh, Mỹ trong vòng 14 ngày qua vào Việt Nam thì đề nghị địa phương yêu cầu họ khai báo tờ khai y tế điện tử nếu chưa khai và tiến hành xét nghiệm miễn phí cho các trường hợp này.

"Theo đó, công suất xét nghiệm hiện nay được đẩy phải nhanh lên. Mọi đơn vị trả kết quả trong 24 giờ, cố gắng rút ngắn thời gian trả kết quả", Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Cách ly triệt để

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đánh giá thành công nhất của Việt Nam trong chống dịch Covid-19 là cách ly và nó đã thực sự phát huy hiệu quả.

“Nhưng cách ly ở Việt Nam rất đặc biệt. Tại một số nước, tiến hành cách ly tại nhà với ca tiếp xúc gần. Với Việt Nam, tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gần phải cách ly tại cơ sở y tế. Người nhà bệnh nhân đối mặt với khả năng lây nhiễm qua những thứ bề mặt, những vật dụng dùng… Người tiếp xúc gần cần được cách ly và thành công là ở điều này này. Nếu tiếp xúc gần và trực tiếp nếu đã cách ly rồi thì khả năng lây nhiễm ra cộng đồng ở mức thấp”, ông Long cho biết.

Thứ trưởng Bộ Y tế nhắc lại thành công khi thực hiện cách ly xã Sơn Lôi, Vĩnh Phúc. Và Việt Nam gần đây điều chỉnh theo đúng quy định chặt chẽ hơn, khoanh vùng nhỏ hơn, vừa bảo đảm về đời sống cho người dân mà quan tâm là kiểm soát dịch bệnh. Các địa phương tại Việt Nam đang làm rất tốt công tác cách ly này.

Hành khách làm thủ tục tại Nhà ga hành khách T2, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Về điều trị, Việt Nam đang trong giai đoạn đầu ở đại dịch, chỉ điều trị ca bệnh ở các tuyến cao, đồng thời tiếp tục phân tuyến cả tuyến xã tham gia vào điều trị với những trường hợp nhẹ.

"Quan điểm không tập trung mà phân tán cho tất cả các tuyến điều trị. Ca nặng điều trị ở tuyến trên. Một số nước áp dụng chính sách khác nhau. Có nước ca nhẹ thì điều trị tại nhà, có nước ca nhẹ vào cơ sở y tế. Chúng ta phải luôn chuẩn bị cho kịch bản diễn biến xấu hơn để ứng phó một cách hiệu quả. Chiến lược điều trị như vậy, phác đồ thay đổi tiệm cận tiến bộ khoa học trên thế giới và kinh nghiệm điều trị trên thế giới", Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Đến nay, Việt Nam đã chữa khỏi 16/53 ca mắc Covid-19. Tình hình sức khỏecủa phần lớn 37 bệnh nhân còn đang điều trị Covid-19 tại Việt Nam hiện ổn định, không sốt, không khó thở. Có trường hợp nam bệnh nhân thứ 25, người Anh, phải thở máy, sốt thất thường./.