Nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ: “Ủng hộ Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước”

Ông Lê Quang Thưởng, nguyên Phó Ban thường trực Ban Tổ chức Trung ương cho biết, ông rất ủng hộ việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước.

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sắp xếp, tinh gọn phải nhanh, làm khẩn trương nhưng phải rất khoa học, phòng ngừa các hệ lụy, rủi ro

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước (ảnh VGP).

Chiều tối hôm nay (3.10), Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất rất cao (100%) giới thiệu ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV.

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Lê Quang Thưởng, nguyên Phó Ban thường trực Ban Tổ chức Trung ương cho biết, ông ủng hộ việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước.

“Điều này sẽ đem lại nhiều tác dụng, thứ nhất sẽ thống nhất sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; thứ hai là bớt đầu mối của người đứng đầu; thứ ba, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người rất được lòng nhân dân, nếu ông làm thêm Chủ tịch nước là điều rất tốt”, ông Thưởng nói.

 Ông Lê Quang Thưởng, nguyên Phó Ban thường trực Ban Tổ chức Trung ương (ảnh Dân trí).

Theo ông Lê Quang Thưởng, chức Tổng Bí thư thì hoạt động đã có điều lệ Đảng, còn Chủ tịch nước cũng có quy định rõ trong Hiến pháp và văn bản pháp luật khác.

Về vấn đề giám sát quyền lực, theo ông Thưởng đã có Ban chấp hành Trung ương Đảng, tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các tổ chức chính trị -xã hội, Quốc hội và đặc biệt là vai trò của quần chúng nhân dân.

Nhận xét về ông Nguyễn Phú Trọng, ông Thưởng cho rằng, trên cương vị Tổng Bí thư trong thời gian qua ông làm được rất nhiều việc được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.

Trước đó, trao đổi với PV Dân Việt, Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cũng nhìn nhận: Ở nước ta, việc người đứng đầu Đảng đồng thời là người đứng đầu Nhà nước cũng đã từng được thực hiện, đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, kể từ sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời năm 1969 đến nay, việc này đã không còn được tiếp tục thực hiện.

"Trong bối cảnh đất nước ta hiện nay, đã xuất hiện những vị lãnh đạo hội đủ điều kiện đức, tài, có trí tuệ mẫn tiệp, có tâm trong sáng, hết lòng vì nước vì dân và thực tiễn đã kiểm nghiệm rồi. Thực tiễn đã chín muồi và rất cần thực hiện cơ chế ấy. Tôi tin, đó là điều mà Nhân dân đang trông mong", Đại biểu Lê Thanh Vân nói.