Người Việt và những “kỷ lục” kinh hoàng dịp Tết nguyên đán

Gia tăng số vụ tai nạn giao thông, số người chết dịp Tết nguyên đán. Đáng buồn hơn nữa, số vụ đánh lộn, giết người trong dịp này cũng tăng.

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Theo thống kê của Bộ Y tế trong 6 ngày nghỉ Tết, các bệnh viện trong cả nước khám, cấp cứu gần 40.000 bệnh nhân tai nạn giao thông và hơn 4.000 trường hợp nhập viện vì đánh nhau. Số tử vong do TNGT (bao gồm cả tử vong trước khi đến bệnh viện) là hơn 200 trường hợp.

Những con số thống kê này năm nào cũng gây nhức nhối trong mỗi gia đình và xã hội.

Ảnh minh hoạ

Số người nhập viện những ngày thường do đánh nhau, do tai nạn không phải là ít nhưng đặc biệt tăng mạnh vào những ngày lễ, tết nguyên đán. Theo đánh giá chung, rượu bia là nguyên nhân chủ yếu gây nên những xung đột này. Ai cũng nhìn rõ tác hại của bia rượu không chỉ với sức khoẻ mà trong cả các mối quan hệ xã hội. Thế nhưng, thị trường bia Việt Nam trong năm qua không những cán mà còn vượt mốc tiêu thụ 4 tỉ lít bia. Khả năng phá vỡ quy hoạch tiêu thụ bia vào năm 2025 đạt 4,6 tỉ lít hoàn toàn có thể xảy ra khi 3 năm liên tiếp, tăng trưởng tiêu thụ bia tại Việt Nam luôn ở mức cao. Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Việt Nam đang dẫn đầu thế giới về tỉ lệ uống rượu - bia ở nam giới trưởng thành; các tỉ lệ này ở châu Mỹ là 70%, châu Phi 40%, châu Á 73% và tính chung toàn thế giới là 48%.

Việc quản lý sử dụng bia - rượu theo độ tuổi ở Việt Nam dù đã được quy định trong luật, nhưng thực tế gần như không được thực hiện một cách nghiêm túc. Đây thực sự là mối lo ngại không nhỏ của ngành y tế và các vấn đề xã hội khác liên quan đến rượu, bia.

Ngày Tết người ta uống nhiều rượu bia mà quên đi thói quen tuân thủ pháp luật. Nhiều người sống ở thành phố nhưng về quê ăn tết lại rất tự do, thoải mái, điều khiển xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm… Vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông là nguyên nhân chính khiến tai nạn giao thông tăng .

Đi kèm với tai nạn giao thông là hàng loạt các vụ ẩu đả, đâm chém nhau với những thương tích nghiêm trọng khiến nhiều người mất mạng hoặc phải vào cấp cứu trong bệnh viện.

Ngoài rượu, bia thì nguyên nhân dẫn đến cự cãi, xung đột, đánh lộn nhau còn do những vấn đề khác trong cách ứng xử như bị coi là nhìn đểu, nói móc nhau hay một va chạm giao thông rất nhỏ nhưng cách xử lý không mềm dẻo có thể dẫn đến đoạt mạng người khác một cách dễ dàng…

Lẽ ra, Tết là ngày vui sum họp, đoàn viên của các gia đình nhưng vì sao lại mang quá nhiều màu tang tóc như vậy? Đây thực sự là một tình trạng đáng lo ngại. Ở góc độ văn hoá, nhiều người cho rằng văn hoá ứng xử của người Việt đang có vấn đề. Họ rất dễ nổi xung, nổi cáu, hành hung hoặc lăng mạ, làm nhục người khác mà không cân nhắc hậu quả của những hành động đó sẽ ra sao.

Người Việt vẫn có thói quen ép nhau ăn nhậu không có giới hạn, chừng mực trong những ngày Tết mà quên đi phần hệ luỵ nghiêm trọng do rượu bia mang lại. Sau Tết còn rất nhiều lễ hội sẽ diễn ra trên khắp các địa phương trên cả nước. Đi kèm với những lễ hội này là những tai nạn, tệ nạn xã hội rình rập và không ai biết những bất hạnh kia sẽ rơi vào gia đình nào.

Qua những hậu quả, chết chóc xảy ra dịp Tết cho thấy, người Việt vẫn còn quá dễ dãi trong việc chấp hành các kỷ luật đảm bảo an toàn cho bản thân và xã hội. Chính vì vậy, những kỷ lục tạo ra trong dịp nghỉ tết nguyên đán năm nào cũng thật sự rất kinh hoàng. Để giảm thiểu những hậu quả đáng tiếc này, rất cần người Việt “ăn chơi” có trách nhiệm hơn.