Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở

(Mặt trận) - Ngày 16/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn, trao đổi kinh nghiệm với các luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý cho công dân tại trụ sở tiếp công dân Trung ương.

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Tập trung vào 3 nhóm vấn đề

Dự hội nghị có ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam;  ông Đỗ Ngọc Thịnh, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam; ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương; đại diện Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam và luật sư của các Đoàn Luật sư Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hưng Yên.

Thông tin về kết quả công tác luật sư tham gia trợ giúp pháp lý, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Đỗ Ngọc Thịnh cho biết, từ năm 2015 đến nay, hoạt động trợ giúp pháp lý cho công dân đến khiếu nại, tố cáo tại trụ sở tiếp công dân Trung ương đã trở thành hoạt động thường xuyên với những kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Trong 5 năm qua, đã có hơn 750 luật sư tham gia tư vấn, trợ giúp pháp lý cho khoảng 3.000 lượt công dân với hàng nghìn vụ việc, khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị. Trong năm 2018 đã có 191 luật sư tham gia tư vấn miễn phí 850 lượt tại trụ sở tiếp công dân Trung ương.

Tại các địa phương, theo báo cáo của 47/63 tỉnh, thành phố, thời gian qua, các luật sư, luật gia đã tham gia tư vấn miễn phí là 45.613 vụ việc với hơn 60.000 lượt người ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã.

Ông Đỗ Ngọc Thịnh cho biết, các luật sự trực tiếp tham gia trợ giúp pháp lý đều nghiêm túc thực hiện phân công của Liên đoàn và quy định, quy chế của Thanh tra Chính phủ tại trụ sở tiếp công dân Trung ương. Các đoàn luật sư đã lựa chọn các luật sư có đủ năng lực, uy tín, trách nhiệm khi tham gia trợ giúp pháp lý. Sau khi được luật sư tư vấn, đa số người dân đều đã hiểu quyền, nghĩa vụ của họ và một số người dân cũng không tiếp tục khiếu kiện.

Về việc triển khai công tác trợ giúp pháp lý trong năm 2019, ông Đỗ Ngọc Thịnh cho biết, văn phòng Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã tập hợp danh sách từ các đoàn luật sư gửi lên và dự kiến phân công trực để luật sư triển khai. Theo kế hoạch, việc tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ bắt đầu từ 6/5/2019 đến hết ngày 30/1/2020.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực khẳng định, qua hoạt động trợ giúp pháp lý cho công dân đến khiếu nại, tố cáo tại trụ sở tiếp công dân Trung ương, sau khi được tư vấn và giải thích pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, tư vấn về thẩm quyền giải quyết vụ việc cho người dân đang khiếu kiện, về thời hiệu giải quyết, về những quyền lợi hợp pháp của họ, người dân khiếu nại, tố cáo đã có điều kiện được tiếp cận tư vấn pháp luật của luật sư, một số người dân tự nguyện về địa phương không tiếp tục khiếu kiện ở trụ sở tiếp công dân Trung ương.

“Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư, nhận thức pháp luật của công dân được cải thiện, giảm bức xúc; số lượt công dân đến trụ sở tiếp công dân Trung ương, số vụ việc, tính chất phức tạp cũng giảm tương đối đáng kể”, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực khẳng định.

Từ những kết quả đạt được, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực mong muốn trong năm 2019 và thời gian tới, với tinh thần trách nhiệm cao, các luật sư tiếp tục tham gia tích cực, hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo các cấp với mục tiêu là an dân, đúng pháp luật, góp phần ổn định an ninh, trật tự, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.